Hiện nay, thị trường ngày càng mở rộng và ngày càng xuất hiện nhiều sự cạnh tranh gay gắt. Do đó, để tăng cường lợi thế cho doanh nghiệp thì cần phải biết ứng dụng các quy trình bán hàng một cách hết sức sáng tạo vào hoạt động kinh doanh của mình.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết thế nào là quy trình bán hàng chuẩn. Dưới đây Mắt Bão WS xin giới thiệu cho các bạn 7 bước không thể thiếu để có một quy trình bán hàng thành công và hiệu quả nhất.

Sơ đồ quy trình bán hàng là gì?

Sơ đồ quy trình bán hàng là một biểu đồ trực quan thể hiện các bước và giai đoạn cần thực hiện trong quá trình bán hàng, từ khi tiếp cận khách hàng tiềm năng đến khi hoàn tất giao dịch và chăm sóc sau bán hàng. Sơ đồ này giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy trình bán hàng của mình, xác định các điểm mạnh và điểm yếu, và tối ưu hóa các bước để tăng hiệu quả bán hàng.

Phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa quy trình bán hàng
Phương pháp giúp doanh nghiệp quản lý và tối ưu hóa quy trình bán hàng

Lợi ích của việc sử dụng sơ đồ quy trình bán hàng cho doanh nghiệp như:

  • Tăng cường hiểu biết về quy trình: Giúp nhân viên hiểu rõ các bước cần thực hiện.
  • Cải thiện hiệu quả bán hàng: Giảm thiểu thời gian và tăng tỷ lệ chốt đơn hàng.
  • Xác định và giải quyết vấn đề: Dễ dàng phát hiện ra các điểm yếu và tối ưu hóa quy trình.
  • Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Đảm bảo khách hàng nhận được sự chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất sau khi mua hàng.

7 bước không thể thiếu trong quy trình bán hàng thành công

Bán hàng hiệu quả đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kế hoạch và quản lý chi tiêu. Dưới đây là một số bước cơ bản để nghiên cứu và lập kế hoạch bán hàng chi tiết:

7 bước xây dựng quy trình bán hàng doanh nghiệp
7 bước xây dựng quy trình bán hàng doanh nghiệp

Bước 1: Nghiên cứu thị trường

Để có được một quy trình bán hàng thật sự hiệu quả, việc đầu tiên bạn cần phải làm đó là nghiên cứu thật kỹ về những chỉ tiêu trong kinh doanh cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Sau đó hãy lập 1 số kế hoạch nhỏ để từng bước đạt được những mục tiêu đã đề ra.

Phân tích thị trường mục tiêu

  • Xác định khách hàng tiềm năng: Độ tuổi, giới tính, thu nhập, sở thích và thói quen mua sắm.
  • Phân tích đối thủ cạnh tranh: Ưu và nhược điểm của đối thủ, chiến lược giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

Đánh giá nhu cầu thị trường

  • Nghiên cứu xu hướng thị trường: Sử dụng công cụ như Google Trends, phân tích dữ liệu từ các báo cáo thị trường.
  • Khảo sát khách hàng: Thu thập ý kiến khách hàng thông qua các bảng khảo sát, phỏng vấn trực tiếp hoặc qua điện thoại.
Cần có mục tiêu và kế hoạch kinh doanh cụ thể
Cần có mục tiêu và kế hoạch kinh doanh cụ thể

Xem thêm: Nói Gì Khi Khách Hàng Chê Giá Cao? Cách Giải Quyết

Bước 2: Lập kế hoạch bán hàng

Lập kế hoạch bán hàng là quá trình xác định các mục tiêu bán hàng, chiến lược và hành động cần thiết để đạt được những mục tiêu đó. Quá trình này bao gồm việc nghiên cứu thị trường, phân tích khách hàng, xác định các phương pháp tiếp cận và lập kế hoạch chi tiết cho từng bước trong quy trình bán hàng. Một kế hoạch bán hàng hiệu quả giúp doanh nghiệp tăng doanh số, cải thiện lợi nhuận và duy trì sự phát triển bền vững.

Quy trình quan trọng khi xây dựng một chiến lược bán hàng rõ ràng và hiệu quả
Quy trình quan trọng khi xây dựng một chiến lược bán hàng rõ ràng và hiệu quả

Mục tiêu doanh số

  • Xác định mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: Doanh số hàng tháng, quý, năm.
  • Thiết lập KPI (Key Performance Indicators): Tỷ lệ chuyển đổi, số lượng khách hàng mới, giá trị đơn hàng trung bình.

Chiến lược tiếp cận khách hàng

  • Marketing Online: Sử dụng SEO, SEM, quảng cáo trên mạng xã hội, email marketing.
  • Marketing Offline: Tổ chức sự kiện, hội thảo, quảng cáo truyền thống (báo chí, truyền hình).

Bước 3: Tiếp cận sơ bộ và hướng tới thiết lập cuộc hẹn

Sau khi đã có được 1 kế hoạch kinh doanh phù hợp, tiếp theo bạn cần phát hiện ra đâu là đối tượng bạn nên tập trung nhắm đến bằng cách tiến hành sàng lọc, xây dựng danh sách khách hàng tiềm năng. Bước này sẽ giúp nhân viên bán hàng tiết kiệm thời gian, công sức cũng như tiền bạc và có được một phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn.

Nhân viên bán hàng cần nghiên cứu đầy đủ thông tin về các khách hàng triển vọng và có chiến lược tiếp cận phù hợp. Đây là một việc hết sức quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả khi bạn trao đổi và thuyết phục khách hàng. Nếu thành công trong việc gây ấn tượng ban đầu đối với khách hàng thì gần như bạn đã nắm chắc trong tay 50% thành công và những bước còn lại của quy trình bán hàng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Bước 4: Giới thiệu, trình bày về dịch vụ/sản phẩm

Ở bước này, nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu sản phẩm của mình với khách hàng để gây cho họ sự chú ý, quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ, sau đó là thôi thúc mong muốn và cuối cùng tiến đến hành động mua hàng. Nhân viên cần nhấn mạnh các lợi ích mà sản phẩm/dịch vụ có thể mang lại cho khách hàng để thúc đẩy quá trình mua hàng diễn ra nhanh hơn.

  • Demo sản phẩm: Trình bày chức năng, lợi ích.
  • Tài liệu quảng cáo: Cung cấp thông tin chi tiết về sản phẩm/dịch vụ.
Trình bày sản phẩm/dịch vụ thu hút
Trình bày sản phẩm/dịch vụ thu hút

Bước 5: Thuyết phục khách hàng, giải đáp thắc mắc và xử lý các ý kiến trái chiều

Bên cạnh những thắc mắc về sản phẩm thì hầu như khách hàng lúc nào cũng sẽ đưa ra những ý kiến phản đối trong quá trình giới thiệu hay khi đề nghị mua hàng. Phản ứng này là hoàn toàn thường vì bất cứ ai cũng muốn chọn cho mình sản phẩm/dịch vụ tốt nhất. Điều bạn cần làm đó chính là tìm cách giải quyết, trả lời những câu hỏi mà khách hàng đặt ra một cách thật sự khôn khéo, luôn giữ thái độ hòa nhã, vui vẻ, đồng thời phủ nhận hợp lý các ý kiến phản đối.

Bước 6: Chốt đơn hàng

Đây có thể được xem là giai đoạn mấu chốt để quyết định sự thành bại của cả một quy trình bán hàng. Trong bước này, bạn cần biết cách nhận ra những tín hiệu kết thúc đơn hàng của người mua thông qua các lời nói, cử chỉ,… của họ. Hãy đưa ra những tác nhân đặc biệt để có thể chốt được đơn hàng và tạo các câu hỏi mở để khách hàng khó có thể từ chối.

Chốt đơn hàng là cả một nghệ thuật của người bán
Chốt đơn hàng là cả một nghệ thuật của người bán

Bước 7: Chăm sóc khách hàng sau bán

Sau khi chốt xong 1 đơn hàng, đó vẫn chưa phải là tất cả. Bạn còn cần phải có chính sách chăm sóc khách hàng thật tốt và hợp lý. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và có thể tiếp tục quay lại mua hàng trong những lần sau. Nhân viên bán hàng cần hoàn tất mọi chi tiết cần thiết về thời gian giao hàng, điều kiện mua hàng sau khi giao dịch thành công, đồng thời cũng thường xuyên cập nhật thông tin để tránh tình trạng lãng quên, bỏ rơi khách hàng.

Với 7 bước xây dựng quy trình bán hàng thành công trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn kinh doanh một cách hiệu quả và mang về được nhiều lợi nhuận hơn. Một tip nhỏ nữa cho bạn khi bán hàng đó là để tăng thêm sự tin cậy cũng như thuận tiện cho khách hàng, bạn nên tự tạo website bán hàng trực tuyến miễn phí và tiến hành các hoạt động kinh doanh, chăm sóc khách hàng online,… Chúc các bạn thành công!

Đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu
Đơn vị thiết kế website chuyên nghiệp hàng đầu

Trong thời đại kỹ thuật số phát triển không ngừng, một website chuyên nghiệp không chỉ là bộ mặt của doanh nghiệp mà còn là cầu nối quan trọng giúp bạn tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn luôn dẫn đầu trong cuộc đua số hóa, việc lựa chọn một đối tác thiết kế website uy tín là điều vô cùng quan trọng. Và đó là lý do tại sao dịch vụ thiết kế website của Mắt Bão WS chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ