Đại dịch Covid-19 đã gây nên thiệt hại to lớn cho nhiều doanh nghiệp ở hầu hết các lĩnh vực, ngành nghề. Bằng cách chủ động đưa ra giải pháp, thực hiện các bước chuẩn bị ngay bây giờ, doanh nghiệp có đứng vững và phục hồi nhanh chóng khi cơn khủng hoảng đi qua.

Giải pháp tối ưu giúp doanh nghiệp phục hồi nhanh chóng sau đại dịch - 2

Dưới đây là 7 bước giúp doanh nghiệp phục hồi sau khủng hoảng do đại dịch gây nên. Các bước này được gợi ý bởi Nicholas Bahr, chuyên gia quản lý rủi ro của DuPont Sustainable Solutions (Mỹ). 

Chăm lo cho nhân viên

Nhân sự là tài sản quý giá của mỗi doanh nghiệp, đối với những công ty vận hành, kinh doanh cần chiều sâu kiến thức, phụ thuộc nhiều vào chất xám thì các nhân viên càng mang tầm ảnh hưởng lớn hơn với doanh nghiệp. Bạn có thể tận dụng cơ hội trong khoảng thời gian nền kinh tế lâm vào khủng hoảng để làm tăng lợi thế cạnh tranh, được xây dựng dựa trên nền tảng con người.

Tổ chức, doanh nghiệp nên liên lạc trực tuyến thường xuyên, chặt chẽ với nhân viên. Tìm hiểu và nắm rõ họ bị ảnh hưởng như thế nào bởi tình hình dịch bệnh. Hãy thân thiện, chân thành, trấn an họ khi có thể, có những dự định hỗ trợ dành cho nhân viên. ĐIều này tạo tiền đề cho mối quan hệ khăng khít giữa doanh nghiệp và nhân viên, tạo sự trung thành, doanh nghiệp hạn chế gặp khó khăn cho bài toán nhân sự sau khi phục hồi hoạt động kinh doanh.

Nhân sự là “tài sản” quý giá của doanh nghiệp
Nhân sự là “tài sản” quý giá của doanh nghiệp

Xây dựng hệ thống quản trị

Hệ thống quản trị này thường gồm ba cấp độ: 

– Hệ thống quản trị ngắn hạn: giúp xử lý các khó khăn về nhân sự, công việc hàng ngày.

– Trung hạn: tạo kế hoạch dự trữ tiền mặt, khả năng sa thải;

– Hệ thống quản trị dài hạn: lên các trù định, tính toán các tác động kinh tế lớn.

Ra quyết định một cách lý tính, dựa trên số liệu sẽ an toàn và hiệu quả hơn việc đưa ra quyết định tập trung vào cảm xúc. Vì thế cần tạo hệ thống quản trị bài bản, hiệu quả.

Thiết lập các đánh giá rủi ro mới 

Dù hoạt động kinh doanh ở bất kỳ giai đoạn nào cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Do đó doanh nghiệp luôn cần có các đánh giá rủi ro để phản ứng, giải quyết kịp thời, giúp hoạt động kinh doanh thông suốt, thuận lợi.

Tuy nhiên các tiêu chí đánh giá rủi ro trước đây sẽ không phù hợp hoàn toàn trong giai đoạn đại dịch. Doanh nghiệp cần xây dựng các đánh giá rủi ro mới. Theo đó, nên thiết lập các giải pháp, chiến lược mới tập trung vào các biện pháp vệ sinh, an toàn cần thiết để bảo vệ con người, công nghệ, tài chính, duy trì hoạt động trong thời gian dịch bệnh, sẵn sàng phục hồi sau dịch.

Doanh nghiệp cần thiết lập đánh giá rủi ro mới phù hợp với giai đoạn đại dịch
Doanh nghiệp cần thiết lập đánh giá rủi ro mới phù hợp với giai đoạn đại dịch

Đẩy mạnh truyền thông ra bên ngoài

Nhiều doanh nghiệp cắt giảm, thậm chí loại bỏ tất cả chi phí truyền thông, Marketing. Điều này hoàn toàn thiếu sáng suốt. Bởi “trong khủng hoảng, hàng hóa lớn nhất của bạn là niềm tin” (Nicholas Bahr). Đây là thời điểm kết hợp các chiến dịch phù hợp thời đại, giúp khách hàng ghi nhớ thương hiệu, gia tăng sự kết nối và để họ sẵn sàng quay lại ủng hộ doanh nghiệp sau khi mùa dịch đi qua.

Doanh nghiệp nên dành thời gian trấn an khách hàng, đối tác Các chiến dịch chung tay đẩy lùi dịch, chống lại sự bùng phát, góp phần giải quyết chúng sẽ dễ dàng tạo thiện cảm với khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu.

Đánh giá lại chuỗi cung ứng

Đây là bước cần thiết để bạn tiết kiệm chi phí, đồng thời tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh. Hãy kiểm tra lại yêu cầu của những khách hàng hiện có, nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp. Trao đổi với các nhà cung cấp về khả năng cung ứng của họ.

Nếu tài chính eo hẹp, doanh nghiệp nên kiểm định kỹ càng những sản phẩm quan trọng, chọn lọc và hạn chế những sản phẩm không cần thiết. Thêm vào đó, doanh nghiệp nên sáng tạo, suy nghĩ về cách trao đổi với đối tác cung ứng sản phẩm, quyền lợi và dịch vụ để tối ưu hóa lợi nhuận, giữ được mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp, để nguồn cung liên tục khi mùa dịch đi qua.

Đánh giá chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh
Đánh giá chuỗi cung ứng giúp tiết kiệm chi phí, tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh

Xem xét rủi ro hoạt động

Các rủi ro hoạt động gây ra tổn thất cho doanh nghiệp. Những rủi ro này có thể do các nguyên nhân như con người, quy trình vận hành không tốt, không đầy đủ, các sự kiện khách quan bên ngoài,… Việc xem xét, đánh giá đúng các rủi ro, các khía cạnh hoạt động của doanh nghiệp sẽ tạo tiền đề cho việc thích ứng, ngăn ngừa và giải quyết kịp thời vấn đề.

Từ đó doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh tốt hơn để phát triển mạnh mẽ trở lại sau khi khủng hoảng lắng xuống. Doanh nghiệp nên lập danh sách kiểm tra trước khi hoạt động trở lại, đảm bảo hoàn toàn sẵn sàng khi tình hình cho phép.

Tận dụng thời gian một cách hiệu quả

Khoảng thời gian hoạt động cầm chừng mù dịch cũng nên được tận dụng tối đa. Hãy tập trung thời gian rảnh rỗi để suy nghĩ về việc phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, hệ thống phân phối, chăm sóc khách hàng,… Công ty nên khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình sáng tạo của doanh nghiệp để họ thêm sự gắn kết với doanh nghiệp và cảm thấy có giá trị, năng suất làm việc tốt.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không ngừng đối mặt với những thách thức, khủng hoảng. Để tồn tại và phát triển, chúng ta cần có chiến lược để thích nghi, nắm bắt các cơ hội để sống sót, cải thiện và phục hồi mạnh mẽ hơn.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ