Nếu muốn thực hiện một chiến lược social selling thành công, doanh nghiệp của bạn cần phải tránh mắc phải 7 sai lầm phổ biến này.

social selling

Một vài sai sót nhỏ cũng có thể đe dọa sự thành công của chiến lược social selling

Các doanh nghiệp hiện nay rất chú trọng vào việc xây dựng và thực hiện những chiến lược social selling bởi nó không chỉ giúp họ tạo dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng mà còn có khả năng nâng cao doanh số cực kỳ hiệu quả. Tuy nhiên, một vài doanh nghiệp đang “đau đầu” vì không thể phát hiện ra nguyên nhân khiến chiến lược social selling không thành công như mong đợi.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7 sai lầm phổ biến có thể phá hỏng chiến lược social selling qua bài viết sau nhé!

1. Xem mạng xã hội là kênh quảng cáo

social selling

Sử dụng mạng xã hội như một công cụ quảng bá là một trong những sai lầm phổ biến của các tổ chức

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp tận dụng mạng xã hội để quảng bá cho thương hiệu và tiếp thị các sản phẩm mới một cách quá mức. Nói cách khác, họ chỉ tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng, nâng cao tỷ lệ chuyển đổi mà quên mất rằng đây không phải là một giải pháp thông minh và lâu dài cho chiến lược social selling.

Để gặt hái được thành công thực sự, bạn cần phải xây dựng mối quan hệ bền chặt với nhóm khách hàng tiềm năng qua những cuộc hội thoại, trao đổi thông tin hay giải đáp thắc mắc trước khi tiến hành hoạt động tiếp thị sản phẩm. Hãy nhớ rằng mạng xã hội là công cụ giúp bạn kết nối và tạo ra những mối quan hệ với khách hàng, không phải chỉ đơn thuần là một kênh quảng cáo.

2. Đặt ra yêu cầu với khách hàng trước khi gây dựng lòng tin

social selling

Lòng tin của khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong social selling

Yêu cầu khách hàng phải thực hiện theo mong muốn của bạn trước khi tạo dựng lòng tin với họ là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng trong social selling mà rất nhiều người đang mắc phải. Một số doanh nghiệp vì nôn nóng muốn tăng doanh thu mà khiến khách hàng mất luôn niềm tin vào thương hiệu của mình.

Vì thế, trước khi tiến hành những bước cuối cùng trong social selling, bạn nên trao đổi và trò chuyện với nhóm khách hàng tiềm năng để tìm hiểu về nhu cầu và mong muốn của từng cá nhân, từ đó đưa ra những gợi ý phù hợp và lời khuyên có ích nhằm xây dựng niềm tin vững chắc trong lòng họ.

3. Nghiên cứu không kỹ lưỡng

social selling

Những nghiên cứu về khách hàng nên được tiến hành đầy đủ và chỉnh chu

Sơ sài trong việc nghiên cứu về đối tác cũng là một trong những điểm mà các doanh nghiệp cần khắc phục để có thể đạt được thành công trong chiến lược social selling. Việc thu thập đầy đủ các thông tin cần thiết về khách hàng sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan và sự thấu hiểu nhất định về chân dung và hành vi mua hàng của họ.

Trong quá trình tìm hiểu, bạn sẽ nhận ra những ưu điểm, yêu cầu, mong muốn thật sự của đối tượng, từ đó đề ra những kế hoạch hợp lý và hiệu quả nhằm biến họ trở thành khách hàng tiềm năng của công ty.

4. Chia sẻ nội dung vô tội vạ

social selling

Mức độ chia sẻ thông tin cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp dùng cách chia sẻ thật nhiều thông tin để tạo dựng mối quan hệ với khách hàng. Đó không hẳn là một biện pháp hay bởi bạn chỉ nên chia sẻ những thông tin mà khách hàng thật sự có giá trị mới có thể tạo ấn tượng tốt trong lòng họ.

Việc chia sẻ quá nhiều thông tin không cần thiết sẽ làm khách hàng cảm thấy nhàm chán, lãng phí thời gian, thậm chí có nhiều người sẽ vì thế mà ngại không tham gia vào các cuộc trao đổi với bạn. Vì thế, trước khi đề cập bất kỳ điều gì, bạn nên tìm hiểu và chọn lọc thật kỹ, tránh gây ảnh hưởng xấu đến chiến lược social selling.

5. Không đào tạo nhân sự bài bản về bán hàng qua mạng xã hội

social selling

Nhân viên social selling nên tham gia những chương trình huấn luyện để trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng

Social selling chỉ thật sự thành công khi người thực hiện hiểu rõ bản chất và mục đích của nó. Vì thế, nếu nguồn nhân sự phụ trách về lĩnh vực social selling của doanh nghiệp không được đào tạo bài bản, họ sẽ rất dễ dàng mắc phải những lỗi được đề cập trong bài viết này, khiến chiến lược không thành công như mong đợi.

Hiện nay, có rất nhiều khóa học về social selling mà bạn có thể tham khảo để áp dụng cho nhân viên của mình. Các khóa học này không chỉ giúp họ nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn rèn luyện những kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ một cách trôi chảy và thành thục hơn.

6. Không đầu tư phát triển các công cụ tập trung vào người bán

social selling

Công cụ bán hàng là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của chiến lược social selling

Bên cạnh việc đào tạo nhân sự, phát triển những công cụ phù hợp sẽ giúp bạn sắp xếp những hoạt động một cách logic, từ đó tối ưu hóa hiệu quả của chiến lược. Nếu không có sự hỗ trợ từ các công cụ chất lượng, doanh nghiệp của bạn có thể sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội quý giá.

Các giải pháp quản lý quan hệ khách hàng (CRM) như Microsoft Dynamics 365, Salesforce, Oracle hoặc SAP, là những công cụ có giá trị được sử dụng phổ biến mà nhóm bán hàng thường sử dụng để giúp chiến lược social selling thành công như mong đợi.

7. Không triển khai kế hoạch tiếp cận phù hợp với mục tiêu

social selling

Chiến lược tiếp cận phải được xây dựng sao cho phù hợp với từng nhóm khách hàng khác nhau

Social selling không chỉ đơn giản là quảng bá sản phẩm, chia sẻ thông tin mà còn tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Vì thế, trước khi lên kế hoạch tiếp cận, các doanh nghiệp nên dành thời gian tìm hiểu những thông tin cần thiết về đối tượng.

Việc triển khai các chiến lược tiếp cận không phù hợp với mục tiêu rất khó mang lại kết quả khả quan như mong đợi. Do đó, các doanh nghiệp cần phải chú ý thay đổi chiến lược linh hoạt và nhanh chóng sao cho phù hợp với đặc điểm của khách hàng, khiến họ cảm thấy hài lòng và có ấn tượng tốt về thương hiệu.

Trên đây là 7 sai lầm phổ biến có thể phá hỏng chiến lược social selling. Mong rằng qua bài viết này, các doanh nghiệp có thể nhận ra được nguyên nhân khiến chiến lược của mình không đạt được hiệu quả như mong đợi để tìm những biện pháp khắc phục tương ứng và tránh lặp lại những lỗi này trong tương lai. Chúc các bạn thành công!

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ