Website là kênh Online chính được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư. Khi đã xây dựng được Website làm thế nào để khách hàng ghé thăm, tìm hiểu thông tin sản phẩm/ dịch vụ và trở thành khách hàng của bạn? Tăng Traffic cho Website là một trong những giải pháp cho vấn đề này. Vậy làm cách nào để tăng Traffic câu trả lời sẽ có trong bài viết này!

Traffic là gì? Tại sao cần tăng Traffic cho Website?

Traffic Website là lưu lượng truy cập. Đây là thuật ngữ quen thuộc thường xuất hiện trong báo cáo về SEO, cho biết số lượng người dùng truy cập Website. Chỉ số này càng cao không những tốt cho SEO mà còn giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận khách hàng tiềm năng, tăng tỷ lệ chuyển đổi và có thêm khách hàng.

Hơn nữa, khi nhiều người dùng truy cập Website bạn cũng có thể để thu thập thông tin khách hàng. Từ đó doanh nghiệp tìm cách tiếp cận hiệu quả hơn. Do vậy, tăng Traffic Website là mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp hướng đến.

Tăng Traffic Website giúp doanh nghiệp cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn
Tăng Traffic Website giúp doanh nghiệp cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn

Phân loại traffic website theo nguồn 

Phân loại traffic website theo nguồn là một bước quan trọng trong việc phân tích và tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của website. Dưới đây là một số loại nguồn traffic phổ biến:

  • Organic Traffic (Lưu lượng tự nhiên): Là lưu lượng đến từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo mà không phải trả tiền cho quảng cáo. Organic traffic thường được coi là một nguồn lưu lượng chất lượng cao vì người dùng tìm kiếm những gì họ cần và tìm thấy website một cách tự nhiên.
  • Paid Traffic (Lưu lượng trả phí): Là lưu lượng đến từ các chiến dịch quảng cáo trực tuyến như Google Ads, Facebook Ads, và quảng cáo trên các nền tảng khác. Paid traffic thường mang lại kết quả nhanh chóng và dễ đo lường hiệu quả.
  • Direct Traffic (Lưu lượng trực tiếp): Là lưu lượng đến từ việc người dùng nhập trực tiếp URL của website vào trình duyệt hoặc từ các bookmark đã lưu trước đó. Direct traffic thường xuất phát từ những khách hàng quen thuộc hoặc những người đã biết đến thương hiệu trước đó.
  • Referral Traffic (Lưu lượng giới thiệu): Là lưu lượng đến từ các liên kết trên các website khác. Ví dụ, khi một người dùng nhấp vào một liên kết trên một blog hoặc trang tin tức và được chuyển hướng đến website của bạn. Referral traffic có thể giúp tăng độ tin cậy và nhận diện thương hiệu.
  • Social Traffic (Lưu lượng từ mạng xã hội): Là lưu lượng đến từ các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, LinkedIn, v.v. Social traffic có thể giúp tăng cường tương tác và tiếp cận đối tượng khách hàng rộng lớn hơn.
  • Email Traffic (Lưu lượng từ email): Là lưu lượng đến từ các chiến dịch email marketing. Khi người dùng nhấp vào liên kết trong email và được chuyển hướng đến website của bạn. Email traffic thường có tỷ lệ chuyển đổi cao nếu nội dung email hấp dẫn và liên quan.
  • Other Traffic (Lưu lượng khác): Bao gồm các nguồn lưu lượng không thuộc các loại trên, như các liên kết từ file đính kèm trong tài liệu PDF, liên kết từ các ứng dụng di động, hoặc các nguồn không xác định.
Traffic website đến từ nhiều nguồn khác nhau
Traffic website đến từ nhiều nguồn khác nhau

5 Cách tăng lượt truy cập, kéo Traffic Website hiệu quả

Để tăng lượt truy cập và kéo traffic website hiệu quả, bạn cần áp dụng một loạt các chiến lược kết hợp nhằm tối ưu hóa khả năng tiếp cận và thu hút người dùng. Dưới đây là những cách tiếp cận đã được chứng minh hiệu quả:

Tăng Traffic thông qua các kênh mạng xã hội

Với số lượng người dùng khổng lồ, mạng xã hội là kênh hiệu quả để đẩy Traffic cho Website. Trên các nền tảng này, bạn có thể xây dựng Fanpage, Group,… chia sẻ các nội dung hữu ích, hình ảnh bắt mắt và điều hướng về bài viết trên Web. Những dạng bài chia sẻ hấp dẫn, tạo được sự tò mò để người dùng click vào link Web đọc toàn bộ nội dung thường mang về khoảng 30 – 50 lượt Traffic cho site.

  • Chia sẻ nội dung: Đăng tải nội dung hữu ích và hấp dẫn lên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, LinkedIn để thu hút người theo dõi.
  • Tạo chiến dịch quảng cáo: Sử dụng quảng cáo trả phí trên mạng xã hội để tiếp cận đối tượng mục tiêu cụ thể và tăng lượt truy cập vào website.
Sử dụng chia sẻ đa kênh mạng xã hội chất lượng
Sử dụng chia sẻ đa kênh mạng xã hội chất lượng

Chiến dịch Email Marketing

Gửi bản tin, nội dung hữu ích hay các chương trình khuyến mãi mới qua Email là cách doanh nghiệp có thể thực thiện để vừa giữ liên lạc với khách hàng vừa đạt được lượng truy cập Website nhất định. Tuy nhiên, để việc gửi Email Marketing hiệu quả bạn cần sở hữu danh sách Email chất lượng, đúng đối tượng.

  • Xây dựng danh sách email: Thu thập email từ khách hàng tiềm năng thông qua các biểu mẫu đăng ký trên website.
  • Gửi email định kỳ: Gửi newsletter, khuyến mãi, hoặc nội dung hữu ích định kỳ để giữ liên lạc với người dùng và khuyến khích họ quay lại website.

Lúc này bạn có thể thu thập Email khách hàng từ Facebook, mua tệp Email hoặc sử dụng tệp khách hàng tương tự với tệp khách hàng trên Facebook,…

Một điểm bạn cần lưu ý khi gửi Email marketing là không nên spam hộp thư của khách nếu không họ sẽ xóa hoặc hủy đăng ký nhận Email từ bạn.

Chỉ khi bạn có được danh sách Email chất lượng việc gửi Email marketing mới phát huy hiệu quả
Chỉ khi bạn có được danh sách Email chất lượng việc gửi Email marketing mới phát huy hiệu quả

SEO Website (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm)

Tối ưu SEO sẽ giúp Website của bạn đạt được thứ hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm Google. Khi đó lượng Traffic Website chắc chắn sẽ tăng lên đáng kể. Để tối ưu SEO bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Xây dựng bộ từ khóa chất lượng: Việc xây dựng bộ từ khóa chất lượng là chìa khóa giúp kết nối Website của bạn với khách hàng. SEO đúng từ khóa, khách hàng tiềm năng dễ dàng nhìn thấy bạn và click tăng lưu lượng truy cập Website.
  • Sản xuất nội dung mới thường xuyên: Tạo các nội dung chất lượng và cập nhật thường xuyên là cách để cải thiện SEO và tăng truy cập cho Website.
  • Chú ý tối ưu SEO on-page: Để cải thiện SEO on-page bạn nên chú ý vào việc tối ưu định dạng văn bản (thẻ H1, H2,..), tối ưu hình ảnh, thẻ mô tả,…
  • Tối ưu trải nghiệm người dùng: Tốc độ tải trang, Website có thân thiện với thiết bị di động,… là những điều bạn cần xem xét để cải thiện trải nghiệm người dùng. Theo báo cáo của We are Social, có đến 52% lưu lượng truy cập Web được thực hiện trên các thiết bị di động. Do vậy nếu trải nghiệm, đặc biệt trải nghiệm trên thiết bị di động không tốt. Người dùng sẽ nhanh chóng rời đi, kéo theo lượng Traffic dần tụt giảm.
SEO Website là top Google là cách hiệu quả để tăng Traffic Website
SEO Website là top Google là cách hiệu quả để tăng Traffic Website

Backlink diễn đàn

Để Backlink hiệu quả bạn nên tìm những diễn đàn có độ liên quan cao với sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang cung cấp.

Một trong những cách đi link thường được thực hiện là đăng các bài viết tương tác hay bình luận trên các diễn đàn và đặt link về Web. Để tăng Traffic Website theo cách này nội dung của bạn phải thực sự thu hút, hữu ích và đúng diễn đàn.

Chạy quảng cáo trả phí (PPC)

Chi tiền chạy quảng cáo là cách để tăng lưu lượng truy cập Website nhanh chóng và hiệu quả.

Với Google Ads, bạn có thể chạy quảng cáo để xuất hiện ở vị trí hàng đầu trong kết quả tìm kiếm. Khi người dùng nhập truy vấn, Google sẽ xem xét tất cả các tài khoản đặt giá thầu cho các từ khóa đó. Sau đó hiển thị và xếp hạng các kết quả trả về theo chất lượng và mức độ liên quan của quảng cáo.

Chạy quảng cáo kéo traffic về website
Chạy quảng cáo kéo traffic về website

Một lưu ý khi chạy quảng cáo Google, nếu bạn đặt mục tiêu tăng lưu lượng dẫn đến tăng doanh số, bạn cần nhắm mục tiêu vào từ khóa có tính thương mại cao. Việc cạnh tranh cho những cụm từ khóa này có thể rất tốn kém nhưng sẽ mang về lượng khách hàng xứng đáng.

Trên kênh Facebook, bạn có thể chọn quảng cáo hiển thị (Display Advertising) để tăng Traffic Website.

Trên đây là 5 cách kéo Traffic Website hiệu quả với chi phí tiết kiệm nhất. Hy vọng những cách này sẽ từ Mắt Bão WS giúp doanh nghiệp cải thiện lưu lượng truy cập Web và có thêm nhiều khách hàng mới.

Xem thêm:

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ