Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên công nghệ, nơi mọi cá nhân và tổ chức đều đang cố gắng tối đa hóa và củng cố sự hiện diện trực tuyến của mình để đạt được nhiều lợi ích nhất có thể. Và trong một thế giới như vậy, an ninh mạng trở thành một vấn đề vô cùng quan trọng. Việc chống virus xâm nhập, bảo vệ dữ liệu,… gần như trở thành nhu cầu thiết yếu và cấp bách nhất.

Trong bài viết này, Chili sẽ hướng dẫn bạn những bước kiểm tra và đánh giá mức độ an toàn của hệ thống mạng mình đang sử dụng một cách đơn giản, ngắn gọn nhất có thể.

Bài viết liên quan:

Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 7
Chống virus và thâm nhập mạng trở thành vấn đề “sống còn” trong kỷ nguyên số

Kiểm tra thâm nhập mạng là gì?

Kiểm tra thâm nhập mạng là hành động giúp tìm ra các vấn đề về an ninh mạng trước khi chúng có thể gây nguy hại đến hệ thống website. Khi con người dần quen với việc hoạt động trong kỷ nguyên số, sự hiện diện trực tuyến của họ tăng lên về cả chất và lượng, kéo theo đó là các lỗ hổng mạng và các mối nguy hại cũng ngày một nhiều.

Trong bối cảnh này, việc kiểm tra thâm nhập mạng đóng vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp phát hiện ra các cấu hình sau bảo mật, lỗ hổng an ninh cũng như các mối đe dọa có thể gây hại cho bất kỳ tổ chức nào thông qua mạng, máy chủ hoặc các ứng dụng bị khai thác trái phép.

Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 8
Kiểm tra thâm nhập mạng là quá trình phát hiện các lỗ hổng bảo mật

Chỉ khi phát hiện ra các lỗ hổng này, bạn mới có thể thực hiện các hành vi chống hack nhằm phòng tránh và chống lại các mối đe dọa đến bảo mật. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể tạo ra một kịch bản khác, hoặc tăng cường các lớp bảo mật cho website của mình.

Tại sao cần kiểm tra thâm nhập mạng?

Bảo vệ dữ liệu website

Đây là lý do quan trọng nhất. Mọi tổ chức dù lớn hay nhỏ đều cần tự bảo vệ mình trước các hành động xâm nhập và vi phạm dữ liệu. Chỉ một điểm yếu nhỏ bị hack cũng có khả năng tiết lộ những thông tin nhạy cảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của khách hàng dành cho doanh nghiệp, cũng như nhiều ảnh hưởng tiêu cực khác về mặt lợi ích.

Đảm bảo an ninh tổng thể

Ngoài ra, việc kiểm tra thâm nhập mạng còn có thể phát hiện ra các lỗ hổng an ninh bị bỏ sót, có thể gây ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của hệ thống website. Do đó, hãy đánh giá cũng như tăng cường tính năng bảo mật cho hệ thống website của bạn thông qua các bài kiểm tra thâm nhập mạng để bảo vệ các dữ liệu quan trọng.

Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 9
Kiểm tra thâm nhập mạng giúp đảm bảo an ninh tổng thể hệ thống website doanh nghiệp

Một số lỗi “nhỏ” cũng nên được xử lý triệt để, chẳng hạn như cấu hình tường lửa yếu, phần mềm đã lỗi thời, virus, phần mềm độc hại, chèn SQL,… Tất cả đều nên được cập nhật, gỡ bỏ hoặc thay thế để tăng tính bảo mật lên đến mức tối đa.

Các yêu cầu tuân thủ

Các quy định về bảo mật cũng như chống virus chủ yếu tập trung vào các dịch vụ thực hiện kiểm tra thâm nhập mạng đối với tất cả các ngành. Chẳng hạn như, yêu cầu về bảo đảm thông tin nhạy cảm, thông tin bảo mật của khách hàng,…

Duy trì bảo trì

Kiểm tra thâm nhập mạng yêu cầu thời gian lâu, quá trình chạy chương trình phải liên tục, không được ngắt kết nối. Bên cạnh đó, khi thuê các chuyên gia kiểm tra thâm nhập, họ cũng sẽ sẵn tiện xem xét các biện pháp kiểm soát bảo mật mà hệ thống mạng doanh nghiệp sử dụng như tường lửa, bảo mật phân lớp, mã hóa,… Do đó, việc duy trì bảo trì một cách thường xuyên là điều doanh nghiệp nên làm.

Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 10
Duy trì việc kiểm tra thâm nhập mạng là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng nên làm

Quy trình kiểm tra thâm nhập mạng

Bước 1: Thăm dò

Ở bước này, chuyên gia sẽ cần thăm dò về cả mặt kỹ thuật và mặt xã hội của hệ thống mạng, nhằm tìm ra bất kỳ điểm yếu hoặc sơ hở tiềm ẩn nào.

  • Về mặt kỹ thuật: các chuyên gia sẽ tìm ra các điểm yếu trong cổng mạng, thiết bị ngoại vi cũng như bất kỳ phần mềm liên quan nào khác có thể cho phép tin tặc xâm nhập vào hệ thống. Đánh giá lỗ hổng hỗ trợ chống virus từ bước này vô cùng hữu ích. Nó cũng cung cấp cái nhìn tổng quan về các vấn đề khác trong cùng hệ thống.
  • Về mặt xã hội: chuyên gia sẽ kiểm tra các loại lỗ hổng kỹ thuật như các trò gian lận, lừa đảo, ăn cắp thông tin đăng nhập,… Thông qua bài kiểm tra này, hệ thống bảo mật chung của mạng lưới sẽ đạt được sự an toàn nhất định về thông tin.
Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 11
Đầu tiên, bạn sẽ phải thăm dò các lỗ hổng an ninh thông qua mặt kỹ thuật và mặt xã hội

Bước 2: Khám phá

Ở bước này, các chuyên gia sẽ sử dụng những thông tin thu được để chạy thử nghiệm trực tiếp với các đoạn mã hóa để xác định vấn đề có khả năng xảy ra đối với mạng lưới website doanh nghiệp. Thông thường, tại một thời điểm, hệ thống chỉ có thể phát hiện được một vấn đề. Do đó, quy trình chạy thử nghiệm bắt buộc phải hoàn thành trước khi bạn tiến hành đánh giá bất cứ khía cạnh nào của vấn đề bảo mật.

Bước 3: Khai thác

Và bước cuối cùng, các chuyên gia sẽ sử dụng thông tin có được ở bước hai để bắt đầu kiểm tra các lỗ hổng hoặc vấn đề được phát hiện trong các thiết bị hoặc hệ thống mạng của website doanh nghiệp. Từ đó, bạn có thể. Bước này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng các bộ công cụ có sẵn trên internet.

Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng - 12
Bước 3 có thể được thực hiện với các công cụ có sẵn trên internet

Các công cụ được sử dụng để tiến hành kiểm tra thâm nhập mạng

Chili giới thiệu đến bạn một số công cụ bảo mật có thể được sử dụng để tiến hành kiểm tra thâm nhập mạng cho website của doanh nghiệp mình:

  • Nessus
  • Nmap
  • NetCat
  • Hydra
  • Wireshark
  • Nikto
  • Metasploit
  • PRET
  • Burp Suite

Hi vọng rằng thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quát về kiểm tra thâm nhập mạng, cũng như các bước thực hiện việc kiểm tra và đánh giá, từ đó có cơ sở cho quy trình chống virus và bảo mật thông tin cho website doanh nghiệp. Theo dõi Chili ngay để nhận được tin tức mới nhất về thiết kế và phát triển website nhé!

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ