Social Media mang đến cơ hội cho thương hiệu kết nối với khách hàng theo những cách thú vị. Cùng điểm qua xu hướng Social Media những tháng cuối năm 2020 ngay!

Social Media những tháng cuối năm 2020 có gì mới?
Social Media những tháng cuối năm 2020 có gì mới?

Trước khi bước vào tìm hiểu về chủ đề, chúng ta hãy nhắc lại đôi nét về khái niệm Social Media. Thực tế, có rất nhiều định nghĩa đề cập về Social Media. Nhưng có thể hiểu khái niệm cơ bản nhất về Social Media là chỉ các công cụ truyền thông trên các trang mạng xã hội, nhằm mục đích tiếp cận và tương tác với người dùng qua thiết bị công nghệ. Facebook, Youtube, Twitter, Pinterest, Google+, Linkedin, Youtube, Zalo, Instagram,… là những mạng xã hội phổ biến và có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.

Theo thống kế đến năm 2020, mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay là Facebook. Kênh này vượt 1 tỷ tài khoản đăng ký và hiện bao gồm hơn 2,41 tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Tiếp theo là Youtube với số lượng 2 tỷ người dùng hàng tháng. WhatsApp xếp thứ tự tiếp theo với 1,6 tỷ người dùng. Sau đó là ứng dụng chat Facebook Messenger với 1,3 tỷ người dùng.

Facebook, Youtube,... là những mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.
Facebook, Youtube,… là những mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất hiện nay.

Sáng tạo nội dung luôn là yếu tố quan trọng nhất

Trên thực tế, không phải lúc nào bạn cũng có đủ ý tưởng hay cảm hứng để lấp đầy những bài viết và ý tưởng cũ. Tuy nhiên, để phát triển và tồn tại trên thị trường đầy tính cạnh tranh thì sáng tạo nội dung là điều bắt buộc.

Hiện nay, lượng người sử dụng công nghệ và mạng xã hội là vô cùng lớn, điều đó vừa là nguồn tài nguyên vô giá, vừa là thách thức và môi trường đầy cạnh tranh. Vì vậy, chúng ta phải học cách vận dụng công nghệ một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bạn cần nỗ lực sáng tạo nội dung để bắt kịp thị hiếu và nhu cầu của người dùng.

Nội dung bằng Video có tiềm năng phát triển mạnh mẽ

Video là phương tiện truyền thông dễ gây được sự quan tâm và chú ý của người dùng.
Video là phương tiện truyền thông dễ gây được sự quan tâm và chú ý của người dùng.

Video là loại nội dung tương tác hàng đầu của các chiến dịch truyền thông trên hầu hết các mạng xã hội như Facebook, Youtube hay Twitter,… Để thực hiện nội dung bằng Video, chúng ta nên lưu ý một số vấn đề như sau:

Độ dài của Video

Cân nhắc xem Video có độ dài bao nhiêu là hợp lý với nội dung mà bạn muốn chia sẻ đến khách hàng. Kiểm nghiệm với các Video có độ dài khác nhau để thúc đẩy việc tạo ra những ý tưởng tốt nhất. Bạn cũng cần chú ý về thông tin, thời lượng cho phép trên mỗi kênh mạng xã nội (Facebook: 120 phút; Twitter: khuyến nghị Video dưới 30s, Instagram: 60s, Snapchat: 10s, Vine: 6s,…)

Tối ưu tính năng chạy tự động Video

Các trang Social Media cung cấp tính năng tự động phát Video. Ví dụ, khi người dùng trải nghiệm trên News Feed, Video của bạn sẽ tự động chạy trong vài giây đầu khi họ lướt qua, điều này thúc đẩy mọi người xem Video của bạn nhiều hơn.

Thêm phụ đề

Phụ đề giúp người dùng có thể xem và hiểu Video dễ dàng khi họ đang ở những nơi không thể, hoặc không muốn bật âm thanh trong Video. Phụ đề cũng giúp người xem dễ theo dõi hơn trong trường hợp âm thanh trong Video chất lượng kém, hay do người đọc quá nhanh,…

Thu hút nhanh sự chú ý của người xem

Việc tạo sự chú ý của người xem trong những giây đầu tiên là cực kỳ quan trọng. Chúng ta cần phải thu hút được sự quan tâm của khách hàng trong 10 giây đầu tiên. Vì vậy, bạn nên tạo nội dung ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề, hấp dẫn ở những giây mở đầu của Video.

Nội dung càng chân thực càng hiệu quả

Thời đại công nghệ hóa toàn cầu và mạng xã hội chiếm lĩnh thị trường như hiện nay, phong cách truyền thông và tiếp thị với nội dung cường điệu hóa không thật sự thuyết phục được khách hàng. Người dùng ngày càng mong muốn tìm kiếm sự chân thực trong các thông tin mà họ nhận được. Vì vậy, những người làm Social Media thông minh dần chuyển sang xu hướng tập trung tạo ra những nội dung mang tính chân thực cao đến người dùng, điều này dễ dàng tạo ra hiệu quả cao hơn.

Chân thành, thấu cảm và ý thức xã hội là mấu chốt chiến thắng

Ý thức cộng đồng trong đại dịch là nội dung truyền thông thu hút sự quan tâm của nhiều người trong thời gian vừa qua.
Ý thức cộng đồng trong đại dịch là nội dung truyền thông thu hút sự quan tâm của nhiều người trong thời gian vừa qua.

Trên các mạng xã hội có rất nhiều luồng thông tin khác nhau. Việc chúng ta mang đến những điều chân thành và có tính nhân văn cao sẽ luôn được chú ý và đề cao. Bên cạnh đó, ý thức cộng đồng ngày càng cao, thông điệp bạn mang đến sẽ nhân rộng ra toàn xã hội nếu nó thật sự mang ý nghĩa sâu sắc, nội dung có thể chạm đến mỗi người.

Trong năm vừa qua, đại dịch toàn cầu diễn ra phức tạp, mang lại nhiều thiệt hại cho thế giới. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận ra rằng ý thức xã hội là điểm sáng trong công tác phòng chống dịch bệnh. Chính nhờ việc vận dụng Social Media kết hợp ý thức chung trên toàn xã hội đã mang lại những hiệu quả tích cực.

Lắng nghe và cam kết cộng đồng trở thành tiêu chí thiết yếu

Chức năng của truyền thông vốn dĩ mang tính chất xã hội. Thông điệp bạn truyền đi nhờ truyền thông sẽ được phản hồi. Thương hiệu luôn mong muốn được lắng nghe và nhận được những nhận xét đánh giá của người dùng. Từ đó, lấy những thông tin đó làm cơ sở, tiêu chí và cũng như làm động lực để cải thiện sản phẩm mình, mang đến giá trị bền lâu cho xã hội.

Thích nghi với sự thay đổi của công nghệ mới và nhu cầu khách hàng

Tình hình toàn cầu biến động và rất khó nắm bắt trong thời gian này. Điều đó đã có ảnh hưởng to lớn trong việc thay đổi hành vi người tiêu dùng và khả năng dự đoán được những xu hướng chuyển dịch trong thời gian tới. Hiện nay, người dùng đã không còn xa lạ với các hình thức họp, làm việc qua Internet, mua sắm hoặc giải trí tại nhà thông qua nền tảng công nghệ và mua sắm trực tuyến. Vì vậy, chúng ta cũng cần chủ động cập nhật xu hướng công nghệ mới và những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Bên trên là dự đoán những xu hướng mới nhất của Social Media trong thời gian sắp tới. Mong rằng bài viết có thể cung cấp những thông tin bổ ích và giúp bạn hoàn thiện chiến lược tiếp thị của mình tốt hơn.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ