Trải nghiệm mua sắm bằng di động đang ngày càng chiếm ưu thế so với máy tính để bàn. Do vậy, bạn nên áp dụng AMP ngay để cải tiện tốc độ tải trang trên các thiết bị cầm tay.

AMP là gì?

AMP là tên viết tắt của cụm từ Accelerated Mobile Pages. Đây được xem là một sáng kiến ​​nguồn mở, có thể cung cấp thư viện để tạo các trang web tải gần như ngay lập tức cho người dùng, tạo trải nghiệm di động tốt hơn.

Các trang AMP sử dụng HTML cho hiệu suất tốt hơn mặc dù có hơi hạn chế, thư viện AMP JS có thể hiển thị nhanh và sử dụng Google AMP Cache để phục vụ các trang được lưu trữ từ một trang web. Nghe có vẻ hơi kỹ thuật một chút, thế nhưng đừng lo lắng vì đã có các plugin WordPress giúp bạn dễ dàng triển khai AMP.

 

Tăng Tốc Website Trên Các Thiết Bị Di Động Với AMP

AMP được nhiều trang web sử dụng hiện nay vì cho trải nghiệm trên di động cực tốt.

AMP có những ưu điểm nào?

  • Các trang của bạn sẽ được tải nhanh hơn trên các thiết bị di động

Một số cửa hàng thương mại điện tử đã báo cáo sự chuyển đổi tốt hơn hơn khi họ sử dụng AMP. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các trang có tốc độ tải nhanh hơn sẽ ít bị lãng quên hơn.

  • Google ủng hộ và khuyến khích triển khai AMP

Đây được xem là một trong những lý do chính đáng mà bạn nên xem xét AMP. Thực tế thì một mình AMP không thể tự mình tăng tốc độ tải trang nên nó cần có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố khác nữa. Google sẽ xem xét thời gian tải trang web trên thiết bị di động trong thuật toán xác định thứ hạng của trang web. Điều này sẽ khiến không ít người nhấp vào trang của bạn khó chịu và nhanh chóng trở lại Google vì nó mất quá nhiều thời gian để tải. Ngay lúc này, AMP sẽ phát huy tác dụng tăng tốc độ website.

  • Tạo nên băng chuyền tin tức “Top Stories – Câu chuyện hàng đầu” trên thiết bị di động

Đây cũng được xem là một trong những lý do khiến các trang tin tức sở hữu AMP cho riêng mình. Các trang triển khai AMP sẽ có một kí hiệu tia chớp nhỏ ngay cạnh chúng trong kết quả tìm kiếm của Google trên thiết bị di động. Việc làm này tất nhiên sẽ thu hút nhiều sự chú ý hơn đến kết quả tìm kiếm, thậm chí là tăng số lần nhấp chuột nếu mọi người biết rằng trang này sẽ tải nhanh.

AMP có nhược điểm không?

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trong việc tăng tốc độ tải trang thì AMP cũng có những nhược điểm nhất định. Có hai lý do chính bạn nên suy nghĩ kỹ trước khi sử dụng AMP, đó là:

  • Các trang của bạn sẽ bị tước đi nhiều yếu tố bạn đang sử dụng

Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh lại quảng cáo trên trang của mình và các dịch vụ theo dõi khác nhau. Ví dụ như opt-in e-mail, popups và overlays là những thứ sẽ không hoạt động. Tuy một số trang web báo cáo số liệu chuyển đổi tốt hơn với AMP, nhưng cũng có một số trang web khác lại có kết quả ngược lại.

  • Nếu sử dụng AMP không hợp thì việc chuyển đổi trở lại có thể khá khó khăn

Hầu hết các triển khai AMP liên quan đến URL mới cho trang web của bạn với /amp. Google sẽ lập chỉ mục các URL có AMP ngay sau đó, chứ không phải URL chính của bạn. Nếu không sử được và  loại bỏ AMP, bạn cần thực hiện một vài bước bao gồm chuyển hướng AMP URL  đến URL thông thường của mình thì mới có thể trở lại như ban đầu.

AMP có phù hợp với trang web của bạn không?

AMP có thể sẽ mang đến những lợi ích tức thì cho các trang web có trong Google Tin tức. Bên cạnh đó là những lợi ích tức thời cho các trang web có trải nghiệm trên di động chậm.

Tăng Tốc Website Trên Các Thiết Bị Di Động Với AMP

AMP phù hợp sẽ cho trải nghiệm nhiều hơn cả mong đợi cho website của bạn.

Trước khi quyết định sử dụng AMP, bạn cần tiến hành phân tích trang web hiện tại của mình và lập kế hoạch đo lường kết quả bạn nhận được với AMP là như thế nào, có tích cực không. Nếu trước đây vẫn chưa làm điều này, bạn nên cài đặt mã theo dõi Google Analytics vào trang web của mình (hoặc cũng có thể sử dụng plugin) rồi theo dõi dữ liệu trang web của bạn trước một thời gian. Sau đó, hãy thử so sánh với dữ liệu sau khi bạn cài đặt AMP xem thế nào. Bạn vẫn có thể tiếp tục so sánh lưu lượng truy cập (traffic rate), tỷ lệ bỏ trang (bounce rate) và tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) để xem rằng AMP có giúp ích cho trang web của bạn hay không.

Chúc bạn thành công!

CHILI

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ