Sử dụng biểu tượng trong thiết kế website là cách đơn giản nhất để các doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm của khách hàng. Các giao diện hiện đại ngày nay đa phần đều sử dụng các ký hiệu đơn giản nhằm khiến người dùng thuận tiện hơn trong thao tác. Đồng thời, khi doanh nghiệp đặt các biểu tượng này ở đúng vị trí, tổng quan hình ảnh website của họ sẽ thay đổi một cách đáng kể.

Mời bạn cùng Chili điểm qua 10 quy tắc thiết kế biểu tượng có thể giúp website đạt hiệu quả UI tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 7
Doanh nghiệp nên chọn giao diện website phù hợp với lĩnh vực hoạt động

Làm cho biểu tượng càng đơn giản càng tốt

Không cần sử dụng các ký hiệu phức tạp cho biểu tượng trên website. Thay vào đó, doanh nghiệp nên chọn thiết kế đơn giản với kích thước nhỏ gọn. Gợi ý tốt nhất là biểu tượng với hình dạng và chữ cái có tính gợi tả cao, giúp khách hàng có thể xác định chính xác ý nghĩa của ký hiệu này.

Khiến cho biểu tượng dễ dàng nhận diện

Doanh nghiệp cần chọn lọc các biểu tượng có thiết kế dễ hiểu, dễ hình dung. Việc phải phán đoán ý nghĩa của ký hiệu bạn tạo trên website sẽ gây cản trở trải nghiệm của người dùng, khiến khách hàng không thể thao tác nhanh chóng, tiện lợi với giao diện hiện đại.

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 8
Doanh nghiệp cần chọn biểu tượng dễ nhận diện, bắt mắt, thể hiện sự chuyên nghiệp và đặc trưng thương hiệu càng tốt

Biểu tượng mang ý nghĩa nhất định

Hình ảnh mà các nhân viên thiết kế UI sử dụng cho các biểu tượng phải có ý nghĩa cụ thể. Trong đó, ý nghĩa phải đi liền với chức năng của biểu tượng, chẳng hạn như biểu tượng ngôi nhà dành cho trang chủ, biểu tượng trăng sao cho giao diện tối,….

Doanh nghiệp cần lựa chọn hình ảnh mang tính ẩn dụ và tượng hình cao, đủ để khách hàng có thể “giải mã” thông điệp nhanh chóng. Thông thường các biểu tượng bằng chữ sẽ giúp khách hàng nhận diện nhanh hơn.

Có thể thay đổi kích thước

Thông thường, biểu tượng sử dụng trên website với giao diện hiện đại có kích thước nhỏ. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp, doanh nghiệp phải sử dụng phiên bản lớn (hoặc nhỏ hơn) để tăng trải nghiệm người dùng.

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 9
Biểu tượng nên được thiết kế để có khả năng tự điều chỉnh kích thước theo giao diện người dùng

Do đó, khi thiết kế biểu tượng hãy đảm bảo các hình ảnh/ký tự này có thể tùy chỉnh kích thước trong từng trường hợp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần chú ý đến kích cỡ của biểu tượng (đảm bảo tính cân đối) trước khi đặt chúng vào trang web của mình.

Có thể truy cập được các biểu tượng dễ dàng

Nếu không sử dụng chú thích bên dưới biểu tượng, doanh nghiệp cần thêm thẻ alt (thay thế thông tin). Như vậy, kể cả người dùng khiếm thị sử dụng phần mềm đọc màn hình vẫn có thể xác định được thông tin hiển thị trên website. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo, các biểu tượng có đủ độ tương phản và đủ kích thước để người dùng có thể nhìn thấy và truy cập theo nhu cầu.

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 10
Doanh nghiệp cần lưu ý kích thước, biểu tượng, tên chú thích để người dùng dễ dàng nhận diện, đảm bảo truy cập nhanh chóng

Cẩn thận trong việc sử dụng màu sắc

Theo nguyên tắc chung, các biểu tượng được sử dụng khi thiết kế phải có cùng màu sắc, nhằm đảm bảo độ đồng nhất cho hình ảnh website, chỉ trừ khi xác định được nó có thể tạo ấn tượng tốt và nâng cao trải nghiệm người dùng. Chẳng hạn, doanh nghiệp có thể chọn màu khác với phần còn lại để biểu thị một biểu tượng đang ở trạng thái hoạt động.

Luôn sử dụng định dạng hình vector

Khi tạo các biểu tượng tùy chỉnh, doanh nghiệp phải luôn tạo ở định dạng hình ảnh vector. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng thu nhỏ mà không làm mất độ sắc nét. Khi lưu để sử dụng trong các sản phẩm kỹ thuật số, loại tệp SVG là lựa chọn tốt nhất nhiều doanh nghiệp lựa chọn vì bảo toàn khả năng mở rộng của biểu tượng.

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 11
Việc sử dụng định dạng vector đảm bảo tính rõ nét, đồng nhất và đặc trưng riêng của doanh nghiệp

Đồng nhất giữa các biểu tượng

Các biểu tượng của doanh nghiệp phải có sự tương đồng về kiểu dáng, kích thước và phòng cách thiết kế. Dùng các hình ảnh/ký hiệu không nhất quán dễ gây nhầm lẫn, khó chịu cho người dùng.

Ngoài ra, kích thước biểu tượng không tương ứng cũng làm ảnh hưởng đến tốc độ của người dùng khi thao tác. Giao diện hiện đại của doanh nghiệp cũng giảm “giá trị” và tính chuyên nghiệp vì sự lộn xộn trong thiết kế biểu tượng.

Ưu tiên sự rõ ràng và dễ dàng nhận diện

Doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hình ảnh mình sử dụng có thể nhận thấy ngay lập tức đối với người dùng và họ không cần cố gắng tìm ra biểu tượng. Điều này đặc biệt quan trọng với những người dùng mới, tránh gây cảm giác khó chịu phiền hà vì không tìm thấy hoặc nhầm lẫn giữa các chức năng.

Sử dụng các biểu tượng phổ quát

Khi thiết kế giao diện, thay vì sao chép của những đơn vị khác, doanh nghiệp cần chú ý đến tính độc đáo. Tuy nhiên, nếu biểu tượng bạn chọn khó hình dung hoặc khó hiểu, vô hình chung sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng. Vì vậy, doanh nghiệp cần thay đổi nhưng cũng cần có sự tư vấn của các chuyên gia trong ngành thiết kế UI Website.

Thiết kế UI cho website: 10 quy tắc biểu tượng cần nắm chắc - 12
Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu tượng riêng mang màu sắc thương hiệu, tuy nhiên phải đảm bảo độ dễ hiểu để không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng

Không phải mọi website đều cần sử dụng biểu tượng. Tuy nhiên, nếu muốn tạo ấn tượng về một giao diện hiện đại, việc doanh nghiệp thiết kế biểu tượng đúng cách, đặt đúng vị trí là điều không thể thiếu. Ngoài là trang tin chuyên về kiến thức quản lý website, Chili còn mang đến khách hàng các giải pháp chăm sóc, thiết kế website hiện đại nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và tìm ra giải pháp thiết kế tối ưu cho website doanh nghiệp mình!

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ