Một website “già cỗi” là nỗi lo rất thường gặp của các doanh nghiệp có tuổi đời trong ngành. Việc website ngày càng không tạo ra giá trị cho doanh nghiệp đã là cơn đau đầu kinh niên, cần không chỉ một mà rất nhiều bước để vượt qua.

Tiếp nối phần 1 của loạt bài viết cải thiện website đã cũ, Chili gửi tới bạn những cách có thể sẽ giúp ích cho website phát triển trở lại. Tăng trải nghiệm người dùng, từ đó nâng cao khả năng chuyển đổi, đó là mục tiêu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn đạt được. Cùng tìm hiểu cách thực hiện ngay bây giờ.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 7
Website hoạt động lâu năm tồn tại nhiều lỗi vặt và file dư thừa, cần bắt tay vào công cuộc tái thiết càng nhanh càng tốt

Sử dụng mạng xã hội là công cụ hữu hiệu

Chắc hẳn lợi thế, tiềm năng của mạng xã hội ngay tại thời điểm hiện tại là không thể nào phủ nhận. Mạng xã hội mở ra cơ hội to lớn để doanh nghiệp tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng mỗi ngày.

Cho khách hàng thấy sự hiện diện của thương hiệu trên các trang mạng xã hội khác nhau

Có rất nhiều mạng xã hội mà khách hàng của bạn đang sử dụng hằng ngày. Vì vậy,  việc hiện diện trên nhiều nền tảng nhất có thể là cách để tiếp cận với họ mọi lúc mọi nơi.

Khi tìm hiểu về doanh nghiệp của bạn, người dùng có thiên hướng tìm tới các trang mạng xã hội mà doanh nghiệp đang sử dụng. Để làm tăng trải nghiệm người dùng,hãy để khách hàng có cơ hội tìm hiểu thông tin social của bạn chỉ với 1 click.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 8
Liên kết trang web với các mạng xã hội phổ biến là cách tiếp cận hiệu quả và đơn giản

Nhúng các thư viện hình ảnh/video từ các trang mạng xã hội

Với các website bán hàng, showcase sản phẩm bằng cách nhúng các đường link từ các trang social như instagram là giải pháp vừa đơn giản, vừa hiệu quả.

Lợi điểm đầu tiên là bạn không cần tốn quá nhiều tài nguyên hosting của máy chủ để chứa những thư viện này. Từ đó tăng tốc độ tải trang – là một yếu tố rất quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng.

Lợi điểm thứ 2, các showcase sản phẩm này cũng là bằng chứng về mức độ nổi tiếng của doanh nghiệp bạn trên mạng xã hội. Người dùng sẽ bị ấn tượng nếu thấy lượng followers mà doanh nghiệp đang sở hữu. Vì vậy, xây dựng một trang social đủ mạnh và uy tín cũng là cách nâng cải thiện website ở chiều ngược lại.

Ngoài ra, website cũng có thể nhúng các video từ youtube, audio từ soundcloud,.. để đa dạng hóa các hình thức nội dung trên website. Ứng dụng này sẽ rất phù hợp cho những trang tin tức như báo điện tử vì đặc tính truyền tải thông tin đa chiều của chúng.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 9
Hãng thời trang White Fox nhúng các hình ảnh từ instagram để tăng doanh số bán hàng

Cho phép đăng nhập thông qua mạng xã hội

Đăng nhập qua mạng xã hội thật dễ dàng và nhanh chóng. Nếu bạn bắt người dùng đăng ký qua email, đăng nhập rồi mới có thể bình luận và tương tác với nội dung trên website, họ sẽ không đủ kiên nhẫn. Đó là nguyên nhân lớn nhất làm giảm trải nghiệm người dùng của các website đã cũ.

Có rất nhiều plugin cực kì đơn giản giúp website tích hợp khả năng đăng nhập bằng tài khoản social media. Đây đang dân trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu của một website tốt.

Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi

Tỷ lệ chuyển đổi là cụm từ dễ bắt gặp nhất trong việc đo lường hiệu quả của website. Tăng ngay tỷ lệ chuyển đổi trên trang web nhờ các gợi ý sau đây.

Sử dụng Call to Action hiệu quả

Mục đích tối thượng của một website là kêu gọi người dùng hoàn thành một hành động gì đó. Có thể là mua hàng, thêm vào giỏ hàng, hay đơn giản là để lại tin nhắn, thông tin liên hệ,vv…Đây là lúc mà CTA phát huy năng lực.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 10
Không thể thiếu CTA nếu muốn tăng tỉ lệ chuyển đổi của trang web (Ảnh: DSP)

CTA hiệu quả cần thẳng thắng, đơn giản nhưng cũng cần nổi bật, mang tính kêu gọi và  thuyết phục khách hàng. Tần suất CTA cũng nên được xem xét nếu không muốn làm phiền khách hàng của mình, giảm chất lượng trải nghiệm người dùng của trang web.

Thêm form liên hệ tại trang có nhiều traffic nhất

Nhiều lúc form liên hệ có thể trở thành CTA cho trang web của bạn. Nếu bạn muốn cung cấp cho họ một dịch vụ, một chương trình hay thậm chí một sản phẩm miễn phí nào đó, đặt form liên hệ ngay ở trang chủ.

Việc này nhằm giúp khách hàng hàng tiếp cận nhanh chóng với dịch vụ mà không cần tốn công sức tìm kiếm thông tin.

A/B Testing

Nhiều khi trong quá trình thiết kế website, bạn sẽ ưng ý với nhiều hơn 1 lựa chọn giao diện. Ví dụ bạn ưng bụng cả 2 ý tưởng, nhưng không biết ý tưởng nào sẽ tối ưu trải nghiệm người dùng? Hãy thực hiện A/B Testing.

A/B Testing là cách cho ra kết quả chính xác nhất, giảm tối thiểu những sự phỏng đoán phi cơ sở. Bởi vì việc so sánh vẻ đẹp của 2 thiết kế chắc hẳn sẽ mang tính cảm giác, còn số liệu về độ hiệu quả mới chứng minh được website nào là tốt hơn.

Crazy Egg đã tiến hành thử nghiệm A/B cho trò chơi SimCity của họ. Họ nhận thấy rằng trang thứ hai hoạt động tốt hơn vì khán giả của họ không cần động cơ để mua trò chơi.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 11
2 Phiên bản khác nhau của website bán sản phẩm trò chơi Simcity

Đầu tư nội dung trên website

Sự bùng nổ của xu hướng Inbound Marketing chứng tỏ một sự thật rằng người dùng muốn thấy được những lợi ích hơn là công năng của sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp không nên chỉ tập trung vào sản phẩm của mình, thông tin cho khách hàng về tất tần tật những gì họ quan tâm là cách tốt nhất để thuyết phục họ mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ.

Điều gì quan trọng hơn: Thiết kế hay nội dung?

Craigslist – phiên bản cũ của Reddit không hề trông đẹp mặt và hiện đại, nhưng nội dung trên trang web khiến chúng trở nên phổ biến. Ví dụ này không hề cho thấy “thiết kế” ít quan trọng hơn “nội dung”, mà mang ý nghĩa: nếu không muốn đầu tư chất xám vào thiết kế, nội dung trên website của bạn phải cực kỳ cực kỳ đặc biệt.

Thử ngay 20 cách để cải thiện website đã cũ (Phần 2) - 12
Giao diện cũ của reddit cực kì rối mắt nhưng lại thu hút người dùng nhờ nội dung đa dạng và tương tác sôi động (Ảnh: Reddit)

Vậy câu trả lời nào sẽ phù hợp với câu hỏi trên. Theo CHILI, chúng ta không nên so sánh và cũng không nên tách rời 2 thành tố này khi xây dựng trang web. Bởi lẽ nội dung trên website cần được truyền tải bởi một giao diện tối ưu trải nghiệm người dùng, và ngược lại.

Sử dụng ngôn từ đơn giản, dễ hiểu

Biệt ngữ và những diễn đạt khó hiểu là 2 điều nên tránh khi xây dựng nội dung cho website. Dù đó là 1 câu slogan, 1  câu heading hay cả một bài SEO, tất cả cần ngắn gọn và dễ hiểu.

Bạn chắc chắn sẽ không muốn mất đi những khách hàng có nhu cầu tìm hiểu đúng không? Thuyết phục người dùng mới bao giờ cũng dễ hơn những người dùng có kiến thức trong ngành. Do đó, hãy truyền đạt thông tin bằng nội dung một cách thân thiện nhất có thể.

Trả lời những thắc mắc của khách hàng

Để tăng trải nghiệm người dùng, hãy cung cấp câu trả lời cho những thắc mắc của họ thông qua website của bạn. Các câu hỏi mà bạn cần nghĩ tới mỗi khi viết nội dung có thể kể đến như:

  • Tại sao họ lại tìm đến website?
  • Họ đã từng là khách hàng của doanh nghiệp chưa?
  • Mục tiêu của họ là gì?
  • Điều gì là thách thức với họ?
  • Làm thế nào để họ có thể tiếp cận được thông tin?

Viết nội dung với định hướng trả lời những câu hỏi trên là chìa khóa giúp doanh nghiệp dễ dàng tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Vào thẳng vấn đề

Nội dung trên trang web cần rõ ràng, trình bày ý tứ một cách mạch lạc và thẳng thắn. Nên tránh việc xây dựng nội dung nông cạn, không tập trung giải quyết vấn đề mà chỉ đơn giản là đề cập.

Đặc biệt là ở landing page, nơi mà khách hàng dành thời gian đầu tiên của họ để tìm hiểu. Nội dung trên landing page cần tinh lọc, thu hút và gợi cho người xem giá trị với thời gian ngắn nhất.

Trên đây là những cách giúp bạn cải thiện website đã cũ của doanh nghiệp mình. Áp dụng ngay những thay đổi về cả nội dung lẫn kỹ thuật để nâng cao trải nghiệm người dùng.

Nếu muốn làm mới hoàn toàn website của mình, Chili đề nghị bạn nhận sự tư vấn của các công ty dịch vụ thiết kế website uy tín. Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, tối ưu hiệu quả các hoạt động trên website.

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ