Dù đại dịch Covid19 đã cơ bản được khống chế nhưng không vì vậy mà tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử chững lại. Kinh doanh thương mại điện tử do đó vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp: kinh doanh trực tuyến mở rộng đi đôi với vấn nạn tin tặc xuất hiện ngày càng nhiều và tinh vi. Vậy doanh nghiệp phải làm gì để bảo vệ data, xa hơn là bảo mật web? Hãy bắt đầu với những tip đơn giản sau!

Xem thêm:

Tip đơn giản để bảo mật data của website thương mại điện tử - 6
Bảo mật web và dữ liệu trở thành thách thức lớn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử

Thương mại điện tử phát triển và vấn đề bảo mật data

Thương mại điện tử – xu hướng mua sắm của hiện tại và tương lai

2020 được coi là năm ảm đạm nhất với nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử lại có những bước tiến vượt bậc. Lý do dễ thấy nhất là dưới tác động của Covid19, nền kinh tế tiêu dùng toàn thế giới chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến và thương mại điện tử tăng trưởng theo cấp số nhân. Nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử sẽ còn tiếp tục bứt phá trong ít nhất 5 năm nữa.

Trong đó, làn sóng mua sắm trực tuyến diễn ra mạnh mẽ vào những ngày “siêu sale”. Theo báo cáo của Shopify, doanh số bán của hãng từ Black Friday đến Cyber Monday là 5.1. tỷ đô, tăng 76% so với năm ngoái. BigCommerce cũng đạt mức doanh số năm 2020 tăng 74% so với năm 2019.

Doanh số bán hàng tăng đồng nghĩa với lượng dữ liệu cần quản lý cũng tăng lên, các doanh nghiệp chắc chắn phải tính đến những phương án bảo mật web để đảm bảo an toàn cho dữ liệu website cũng như các giao dịch trực tuyến.

Xem thêm: Báo cáo về thương mại điện tử Việt Nam sau đại dịch Covid19

Tip đơn giản để bảo mật data của website thương mại điện tử - 7
Thương mại điện tử vẫn tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tới

Vài phút mất dữ liệu, vài ngày để khôi phục

Một cuộc khảo sát của Security Magazine đã thông báo về hiện trạng đáng báo động này: cứ 4 cửa hàng thì 1 cửa hàng bị mất dữ liệu, có thể là hình ảnh sản phẩm, mô tả, đơn đặt hàng, thông tin khách hàng,…

Hai hậu quả lớn nhất khi đánh mất dữ liệu là sụt giảm doanh số ngay lập tức và thời gian để khôi phục dữ liệu.  Thông thường, có 3 nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là:

Lỗi của nhân viên

Khoảng thời gian làm việc ở nhà có thể khiến nhân viên bị phân tâm, họ có thể mắc một số lỗi không mong muốn như xóa nhầm một số dữ liệu. Điều đó cũng có thể đến từ sự thiếu kiến thức. Hoặc ở tình huống xấu nhất, nhân viên có thể cố tình xóa dữ liệu vì ý đồ bất chính.

Tội phạm mạng

Nếu như mục tiêu trước đây của tin tặc là những thương hiệu lớn thì hiện nay, chúng đã hướng đến mọi doanh nghiệp ở mọi quy mô. Những kỹ thuật tấn công thường được sử dụng là ransomware, lừa đảo và 1 số kỹ thuật khác.

Mùa hè năm 2020, FBI báo cáo số lượng tội phạm mạng đã tăng đến 400%. Đây là mối lo ngại cho các doanh nghiệp trong vấn đề bảo mật web, đặc biệt chi phí lấy lại dữ liệu có thể lên đến 200.000 đô la!

Tích hợp ứng dụng của bên thứ 3

Bạn tích hợp với các bên thứ ba để thúc đẩy doanh số, nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh nhưng cũng chính điều đó có thể khiến bạn bị đánh cắp và bị mất dữ liệu. Có thể nói, các bên thứ 3 chính là con dao hai lưỡi trong thế giới thương mại điện tử.

Xem thêm: Website của bạn có chắc chắn được bảo mật tốt?

Tip đơn giản để bảo mật data của website thương mại điện tử - 8
2 Hậu quả của việc bị mất dữ liệu là thời gian và chi phí để khôi phục

Tip để bảo mật data cho website thương mại điện tử

Hạn chế truy cập

Chỉ cần mở quyền truy cập cho nhân viên đủ để họ hiểu những việc cần làm và làm tốt những việc đó. Có nghĩa là với mỗi bộ phận, mỗi nhân viên, bạn chỉ cho phép họ truy cập vào những mục nhất định thuộc phận sự. Và khi công việc hoàn tất, hãy thu hồi lại quyền truy cập đã cấp.

Đặt mật khẩu phức tạp

Chúng ta nên làm điều đó và các nhà cung cấp trang web cũng khuyến khích chúng ta làm như vậy. Đây là phương pháp bảo mật web đơn giản nhưng rất hiệu quả. Bạn có thể sẽ thắc mắc: “Làm sao để quản lý hàng chục mật khẩu mật khẩu phức tạp và sẵn sàng sử dụng khi cần?”. Để giải quyết vấn đề này, hãy dùng thử các trình quản lý mật khẩu, đơn cử như 1Password.

Bảo mật 2 lớp

Kỹ thuật bảo mật web này còn được gọi là 2FA. Khi yêu cầu đăng nhập hoặc truy cập, chỉ những người được ủy quyền tạm thời mới nhận được một dãy ký tự đặc biệt gửi về thiết bị di động, gọi là mã xác thực và dùng nó để thực hiện các đăng nhập. Có nhiều nền tảng phần mềm cũng tích hợp sẵn 2FA.

Xem thêm: 3 Phương pháp nâng cao độ bảo mật website thương mại điện tử

Tip đơn giản để bảo mật data của website thương mại điện tử - 9
Có nhiều tip hữu hiệu để bảo mật web

Kiểm tra ứng dụng bên thứ 3

Trước khi tích hợp với các bên thứ ba để phục vụ quá trình kinh doanh, bạn cần chắc chắn rằng mình hiểu tất cả các điều khoản giữa hai bên: các ứng dụng này sẽ truy cập vào phần dữ liệu nào của bạn và họ có quyền được làm gì với chúng. Cân nhắc lợi hại trước khi quyết định hợp tác. Tuy vậy, mỗi năm một lần, bạn cũng nên dành thời gian đánh giá lại các đối tác đó: đọc kỹ lại chính sách, lập danh sách các ưu, nhược điểm và cân nhắc thiệt – hại trong quá trình hợp tác.

Chuẩn bị một chiến lược backup website khả thi

Backup website là một chiến lược dự phòng thiết yếu và nó cần được thực hiện trước khi sự cố xảy ra. Thực hiện sao lưu thủ công sẽ rất mất thời gian, vì vậy sử dụng các phần mềm sao lưu tự động là giải pháp tốt hơn hết. Tất nhiên để chọn được đối tác phù hợp, hãy quay lại thực hiện các đánh giá như chúng tôi đã đề cập ở mục “Kiểm tra ứng dụng của bên thứ ba” để chắc chắn rằng dữ liệu được bảo mật một cách tốt nhất.

Xem thêm: 7 Plugin backup website tốt nhất 2021

Tip đơn giản để bảo mật data của website thương mại điện tử - 10
Backup website là phương pháp dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra

Bảo mật web không chỉ giữ an toàn cho dữ liệu mà còn gia tăng sự tin cậy của khách hàng với doanh nghiệp. Đặc biệt, khi mua sắm và thanh toán trực tuyến trở nên phổ biến, người tiêu dùng càng yêu cầu cao hơn trong phương án bảo mật. Và để sở hữu một website không chỉ an toàn mà còn ấn tượng, chuyên nghiệp, liên hệ ngay với CHILI!

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ