Bạn đã bao giờ nghe nói đến việc tối ưu tốc độ tải trang? Bên cạnh hình ảnh hay video, thì tốc độ tải trang lại được xem là “điểm mấu chốt” để quyết định việc giữ chân khách hàng trên website và làm tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cùng tìm hiểu vì sao chỉ số này lại quan trọng và cách nâng cấp website bằng việc tối ưu tốc độ tải trang nhé!

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 7
Nâng cấp website doanh nghiệp với việc tối ưu hóa tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang là gì và tại sao nó quan trọng?

Tốc độ tải trang

Ngày nay, với sự đa dạng trong các dịch vụ được cung cấp trên internet, khách hàng dần có những yêu cầu khắt khe hơn trong việc sử dụng. Một trong số đó là yêu cầu về tốc độ tải trang. Vì thế, doanh nghiệp cần tối ưu website để mang đến cho người dùng trải nghiệm tốt nhất, đồng thời nâng cao thứ hạng website doanh nghiệp trên công cụ tìm kiếm.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ tải của một website, gồm có:

  • Hình ảnh, video, tệp
  • Theme, plugin
  • Các đoạn code
  • ,…

Tại sao tốc độ tải trang lại quan trọng?

Theo nghiên cứu của Google, khách truy cập ngày càng mất kiên nhẫn với những website có tốc độ tải trang lâu. Nếu tốc độ tải tăng lên khoảng 3 giây, xác suất người dùng rời đi sẽ tăng lên 32%, và nếu website mất 5 giây để tải, xác suất rời khỏi trang sẽ tăng 90%.

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 8
Tốc độ tải trang thể hiện sự chỉn chu của website và sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp

Bên cạnh việc gây khó chịu cho người dùng, tốc độ tải chậm cũng sẽ làm giảm mức độ tương tác của khách trên website, kéo theo đó là tỉ lệ chuyển đổi cũng giảm. Đồng thời, tốc độ tải trang cũng đóng một vai trò không nhỏ trong việc tối ưu SEO cho website và xếp thứ hạng trên Google Rankings.

Nếu để ý, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng hầu như các doanh nghiệp lớn đều sở hữu một website khá chỉn chu. Vậy nguyên nhân nào khiến cho họ phải bỏ thời gian và tiền bạc để tối ưu và nâng cấp website của mình? Đó là bởi vì nó ảnh hưởng đến mức độ uy tín của thương hiệu.

Cách nhanh chóng để tối ưu tốc độ tải trang

Có khá nhiều cách để tối ưu hóa tốc độ tải cho website của bạn. Ở đây, CHILI chắt lọc những phương pháp cốt lõi, đồng thời khá dễ làm quen đối với hầu hết mọi người.

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 9
Có những cách nhanh chóng nào để tối ưu tốc độ tải trang?

Chọn hosting và server hiệu suất cao

Hosting và server là hai thứ không thể thiếu dù cho bạn sở hữu một website chết hay một website có thứ hạng cao trên Google. Và nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý hiệu suất website, mà trong đó có tốc độ tải trang.

Mọi người thường sử dụng dịch vụ hosting giá rẻ để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, việc không tìm hiểu kỹ mà chỉ chọn một dịch vụ rẻ tiền sẽ dẫn đến những sai lầm không lường được. Đầu tiên, website của bạn sẽ có hiệu suất kém, thời gian tải lâu hơn, hoặc thậm chí – bị gián đoạn khi tải.

Dịch vụ hosting giá rẻ cũng sẽ cung cấp cho website một cấu hình server thấp, hoạt động không ổn định. Từ đó, nó ảnh hưởng đến trải nghiệm truy cập website của khách hàng. Chưa kể, một server thấp sẽ có tính bảo mật không cao, khiến dữ liệu của bạn có thể gặp nguy hiểm, bị hack một cách dễ dàng hoặc bị cài mã độc để ăn cắp thông tin người dùng,…

Chọn theme và plugin

Tiếp theo, việc chọn theme và plugin sử dụng cho website cũng rất quan trọng. Khi thiết kế và nâng cấp website, theme là một trong những yếu tố không thể bỏ qua. Mọi người thường nghĩ theme đóng vai trò không mấy quan trọng, chỉ cần đẹp là được. Nhưng ngược lại, nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tải trang và tối ưu hóa trải nghiệm người dùng.

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 10
Theme và plugin là các yếu tố không thể thiếu, tuy nhiên đôi khi chúng sẽ gây ra sự cồng kềnh

Bên cạnh theme, bạn phải quan tâm thêm đến plugin, tức các hiệu ứng trên website của mình cũng như phải cân nhắc khi muốn thêm một plugin có chức năng. Bởi nếu sử dụng quá nhiều plugin, website sẽ trở nên cồng kềnh và tốc độ tải trang sẽ giảm đi thấy rõ.

Tất nhiên, theme và plugin là những thứ không thể thiếu. Tuy nhiên, hãy xem xét chọn một theme tốt giúp tối ưu hiệu suất website. Đồng thời, hãy chịu khó rà lại và vô hiệu hóa hoặc loại bỏ các plugin không cần thiết hoặc bị trùng lặp.

Tối ưu hóa hình ảnh

Trong một bài viết trước, CHILI đã hướng dẫn đến bạn cách tối ưu hình ảnh cho website. Đồng thời, chúng tôi cũng đề cập đến nguyên nhân vì sao cần tối ưu hóa hình ảnh, mà trong đó điều quan trọng nhất là bởi nó giúp tối ưu website cũng như tốc độ tải trang.

Hình ảnh có khả năng tạo độ thu hút cho website của bạn và khiến nó trở nên hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, nếu không để ý mà sử dụng hình ảnh có dung lượng quá lớn, nó sẽ khiến website “nặng đi”, và khiến cho tốc độ tải trang dài ra, gây khó chịu cho người truy cập.

Để tối ưu hóa hình ảnh trên website, bạn có thể sử dụng các công cụ như photoshop hoặc các website cho phép tối ưu ảnh online như tinyPNG, squoosh, compressor,…

Tư duy “mobile-first”

Ngày nay, khi mà ở Việt Nam hầu như ai cũng có thể sở hữu và sử dụng một chiếc điện thoại thông minh, thì việc tối ưu website sao cho “thân thiện với thiết bị di động”, hay mobile-friendly là điều hoàn toàn cần thiết.

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 11
Mobile-friendly gần như trở thành một xu thế trong thiết kế website ngày nay

Người dùng trên mobile nhiều hơn laptop và desktop, đồng thời tỉ lệ khách mua hàng online bằng điện thoại cũng cao hơn hẳn. Do đó, tiếp cận bằng việc nâng cấp website thành mobile-friendly là một cách tuyệt vời để thu hút khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Một trong những điều bạn có thể chú ý và tìm hiểu thêm là thiết kế “thân thiện với ngón tay”, bởi người dùng di động hầu hết đều phải điều hướng di động với ngón tay. Bạn có thể sử dụng một số công cụ chuyển đổi, hoặc chọn những theme đã sẵn mobile-friendly để sử dụng.

Tối ưu hóa back-end và front-end

Có khá nhiều cách để tối ưu hóa back-end cho website của bạn, và danh sách có thể kéo dài đến hơn 1 trang A4. Trong số đó, những cách đơn giản nhất bạn có thể làm là:

  • Tạo một trang 404: hầu như người dùng internet nào cũng đã từng gặp phải hiện tượng 404. Tuy nhiên, có thể bạn không biết, một trang 404 mặc định có thể rất nặng và tốn nhiều tài nguyên, đồng thời làm ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
  • Tăng PHP Worker: PHP worker bao gồm số lượng máy chủ được dùng để xử lý các yêu cầu giới hạn, mỗi một yêu cầu chưa được lưu trữ trên website sẽ được xử lý bởi một PHP worker. Và nếu số lượng yêu cầu vượt quá số lượng PHP sẵn có, người dùng sẽ phải chờ đợi, và nó có thể khiến họ khó chịu rồi rời đi khỏi website của bạn.
  • Sử dụng GZIP Compression: đây là một định dạng tệp, đồng thời là ứng dụng để giải nén và nén tệp. Tính năng này cho phép giảm kích thước tệp HTML và Javascript, từ đó làm giảm “sức nặng” của website và tăng tốc độ tải trang.

Bên cạnh các phương pháp trên, bạn còn có thể bật hotlink protection, kiểm soát bộ nhớ cache, sửa đổi tiêu đề,…. để tối ưu hóa back-end cho website của doanh nghiệp.

Tối ưu tốc độ tải trang chỉ trong 1 nốt nhạc với các cách sau - 12
Tối ưu back-end và front-end là một bước cần thiết để giảm thời gian tải trang xuống mức thấp nhất

Bên cạnh back-end, bạn có thể tối ưu front-end (giao diện người dùng) để nâng cấp website và tăng tốc độ tải trang, nâng cao trải nghiệm người dùng.

Giao diện người dùng thường liên quan đến tất cả những thứ được xử lý bởi trình duyệt như hình ảnh, JSS, Javascript,… Ngoài ra, các tệp hoặc video mà bạn tải lên website doanh nghiệp của mình cũng có ảnh hưởng nhất định đến thời gian tải trang tổng thể của website.

Có hai thứ đặc biệt quan trọng mà bạn cần chú ý khi muốn tối ưu hóa giao diện người dùng cho website. Đó là giảm kích thước tổng thể của website, và giảm khối lượng HTTP cũng như các dịch vụ ngoài.

  • Đầu tiên, để giảm kích thước tổng thể của website, bạn nên chú ý đến phần hình ảnh, CSS, Javascript,… Riêng phần hình ảnh thì bạn có thể tối ưu như đã đề cập ở mục trên.
  • Với các yêu cầu và phản hồi của HTTP/2, giờ đây bạn đã có thể gửi chúng cùng lúc với một kết nối TCP duy nhất. Đồng thời, bạn có thể hạn chế việc thêm vào các yêu cầu như tra cứu DNS, kết nối TLS,…

Như vậy, thông qua bài viết trên đây, CHILI đã giới thiệu đến bạn những phương pháp giúp tối ưu hóa tốc độ tải trang. Còn chần chừ gì nữa mà bạn không ngay lập tức nâng cấp website và thể hiện độ chuyên nghiệp của doanh nghiệp mình?

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ