Xây dựng chiến lược nội dung tối ưu có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp trong việc chinh phục khách hàng.

chiến lược nội dung

Một chiến lược nội dung hoàn hảo sẽ giúp tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của Content Marketing Institute, 70% các nhà tiếp thị B2B đã sáng tạo nhiều nội dung trong năm 2018 hơn so với năm 2016 và con số này dự đoán sẽ tiếp tục gia tăng. Do đó, để giúp thương hiệu nổi bật và ấn tượng trong mắt khách hàng, xây dựng một chiến lược nội dung chỉn chu ngay từ ban đầu là điều vô cùng cần thiết. Bài viết ngay sau đây của CHILI ASIA sẽ giới thiệu đến bạn các bước xây dựng chiến lược nội dung hiệu quả cho blog mà bạn có thể áp dụng ngay.

1. Xác định mục tiêu

chiến lược nội dung

Xác định mục tiêu ngay từ đầu giúp định hướng nội dung tốt hơn

Trước khi bắt tay vào thực hiện bất kỳ chiến lược nội dung nào, bạn cần hoạch định rõ đâu là mục tiêu doanh nghiệp cần hướng đến trong giai đoạn này. Tăng nhận diện thương hiệu, tăng thứ hạng SEO, tăng lượt xem các kênh hay xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, báo chí? Khi đã có được mục tiêu chính xác, bạn mới có thể sản xuất những nội dung tương thích với những yêu cầu đó một cách hiệu quả.

2. Nghiên cứu khách hàng

chiến lược nội dung

Khách hàng chính là đối tượng bạn phải hướng đến khi thực hiện bất kỳ chiến dịch tiếp thị nào

Phục vụ nhu cầu của khách hàng là vấn đề cốt lõi của bất kỳ chiến lược nội dung nào. Nhưng để phục vụ những nhu cầu đó, bạn cần vạch ra một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu.

Jerod Morris – blogger nổi tiếng đã từng nói rằng: “Hãy nghĩ về khán giả của bạn trước khi bạn bắt đầu. Và sau đó là lắng nghe những gì mà họ nói. Chính khách hàng sẽ nói cho bạn biết bạn cần làm gì để đáp ứng nhu cầu của họ. Nếu kiên trì làm điều này trong một thời gian dài, bạn sẽ thắng”.

Một khi bạn hiểu rõ về chân dung và hành vi khách hàng, bạn mới có thể tạo ra một chiến lược độc đáo dựa trên những gì mà họ đang mong muốn.

3. Phân tích đối thủ cạnh tranh

chiến lược nội dung

Khai thác đối thủ cạnh tranh là một cách để tối ưu chiến lược nội dung

Với hơn 2 triệu bài đăng blog được xuất bản mỗi ngày trên Internet, việc xuất hiện đối thủ cạnh tranh là không thể tránh khỏi. Một phương án thông minh để giúp bạn có thêm nguồn ý tưởng cho blog của mình chính là học hỏi, phân tích và khai thác từ chính trang của đối thủ. Điều này càng tỏ ra hiệu quả hơn nếu cả hai có cùng phân khúc độc giả.

Tuy nhiên, đừng sao chép y nguyên những gì đối thủ của bạn đang làm. Để tạo ra nội dung tốt hơn, hãy tự vấn và tìm câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Đối thủ của bạn đã bỏ sót điều gì?
  • Có thể tích hợp dữ liệu và nghiên cứu để tăng độ tin cậy hay không?
  • Trải nghiệm và câu chuyện cá nhân có thực sự hiệu quả?
  • Bài viết có giải quyết được vấn đề mà độc giả đang gặp?

4. Tìm kiếm ý tưởng để sáng tạo nội dung

chiến lược nội dung

Một nội dung có thể được lấy cảm hứng từ nhiều phương tiện khác nhau

Sau khi nghiên cứu đối thủ và tìm ra những nội dung nào đang thu hút độc giả, bước tiếp theo chính là tìm ý tưởng và bắt tay vào sáng tạo nội dung. Ý tưởng có thể đến từ bất kỳ đâu, tuy nhiên, bạn có thể lướt các trang Quora, BuzzSumo, SubReddits, Feedly… để hiểu rõ về các xu hướng tìm kiếm và những điều người đọc đang quan tâm. Bên cạnh đó, nếu bạn có nhiều người theo dõi trên mạng xã hội hay nguồn dữ liệu người dùng phong phú trên email, hãy hỏi ý kiến của họ.

5. Đo lường

chiến lược nội dung

Lên kế hoạch thôi chưa đủ, bạn cần phải đánh giá chiến lược nội dung của mình sau khi chính thức thực hiện

Đối với hầu hết các nhà tiếp thị nội dung, thách thức lớn nhất của họ chính là đo lường kết quả từ những gì mà mình đã thực hiện. Khi đã có một mục tiêu vững chắc cho chiến lược của mình, bạn có thể dễ dàng đánh giá mình đã làm được gì và cần cải thiện điều gì, từ đó có thể sửa đổi sao cho hợp lý hơn trong những giai đoạn sau của chiến lược.

Ví dụ, nếu bạn muốn tăng thứ hạng tìm kiếm và nhận được nhiều lưu lượng truy cập hơn, bạn có thể xem báo cáo thống kê các lượt truy cập vào bài đăng trên blog của mình thông qua Google Analytics.

Nói tóm lại, việc vạch ra một chiến lược nội dung là nhiệm vụ tương đối khó khăn, đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ của nhiều giai đoạn khác nhau. Hy vọng rằng, với những lưu ý trên đây, bạn sẽ có thể tạo ra một chiến lược đơn giản nhưng vẫn có thể dễ dàng hướng bạn tới gần hơn với mục tiêu của mình.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ