Tiêu chuẩn kiểm thử website

CÁC KHÁI NIỆM KỸ THUẬT

Do việc kiểm thử đặc thù mang tính kỹ thuật và cũng để đồng bộ thông tin với các nguồn dữ liệu khác, chúng tôi sẽ dùng các thuật ngữ tiếng Anh nguyên bản và chú giải nghĩa như sau:

  • Website: Trang mạng, giao diện, nội dung, hình ảnh được hiển thị trên trình duyệt máy tính người truy cập và dữ liệu, mã nguồn được lưu trữ trên máy chủ.
  • PLHĐ: Phụ lục hợp đồng, mô tả trách nhiệm xây dựng chức năng trên website cho từng khách hàng tương ứng.
  • Webform: Khung thu thập dữ liệu trên web.
  • Field hoặc Text Field: Dùng để nhập nội dung.
  • Form: Thu thập dữ liệu đầu vào từ người sử dụng trên web.
  • Desktop: Máy tính để bàn
  • Validate: Bắt lỗi dữ liệu đầu vào thỏa mãn điều kiện nào đó.
  • UI/UX: Giao diện và trải nghiệm người dùng.
  • Client side: Phía máy khách
  • Server side: Phía máy chủ
  • Header: Khu vực đầu trang web
  • Footer: Khu vực cuối trang web
  • Alt: Thuộc tính của thẻ img, là một từ hoặc cụm từ thay thế cho hình ảnh nếu hình ảnh không thể được hiển thị.
  • Filelog: Tập tin ghi lại các sự kiện xảy ra của ứng dụng
  • Anchor text: Một đoạn văn bản có thể nhìn thấy được mà khi bạn nhấp vào liên kết.
  • CAPTCHA: Là một loại kiểm thử dạng hỏi đáp kiểm tra nhằm phân biệt máy tính và con người.

KHÁI NIỆM KIỂM THỬ WEBSITE

Kiểm thử website là quá trình kiểm thử phần mềm chú trọng vào việc kiểm tra ứng dụng web. Ứng dụng web cần được kiểm tra kỹ càng trước khi hoạt động, điều này giúp hạn chế các vấn đề phát sinh có thể xảy ra với ứng dụng web trước khi được tiếp xúc với người dùng.

QUY TRÌNH KIỂM THỬ WEBSITE

Quy trình kiểm thử đảm bảo trải qua nhiều công đoạn chặt chẽ đảm bảo website được kiểm tra toàn diện cụ thể.

Kiểm thử chức năng có đúng với PLHĐ đã mô tả hay không. Kiểm thử dựa và checklist đã ký kết theo PLHĐ.

Kiểm thử các chức năng của một ứng dụng website theo các tiêu chuẩn cụ thể như sau:

1. Kiểm tra thử liên kết

Kiểm tra tất cả các liên kết hỏng trên website và các liên kết đang hoạt động chính xác:

  • Liên kết nội bộ
  • Liên kết ngoài
  • Liên kết mail

2. Kiểm tra thử web form

Đây là phần đặc biệt quan trọng trong quá trình kiểm thử website, mục đích chính của công việc này là lấy thông tin từ người sử dụng và lưu trữ vào cơ sở dữ liệu đồng thời tương tác với dữ liệu ấy. Các trường hợp kiểm thử web form có thể để ý tới:

  • Kiểm tra tính hợp lệ trên mỗi field của form, dưới đây là hai loại validation cần được xem xét là client side và server side
  • Kiểm tra các giá trị mặc định
  • Kiểm tra nếu người dùng không nhập vào một field bắt buộc cần hiển thị trong một thông báo
  • Kiểm tra tất cả các field bắt buộc
  • Thêm và sửa thông tin bằng cách sử dụng form
  • Thứ tự các tab trên web form
  • Kiểm tra các giá trị mặc định của field
  • Form cần được định dạng tối ưu khả năng đọc
  • Kiểm tra số âm

3. Kiểm tra điều hướng website

  • Tất cả các tùy chọn như UI/UX, menu, liên kết hoặc các button trên website phải hiển thị và có thể truy cập
  • Điều hướng trang web dễ dàng sử dụng
  • Nội dung hướng dẫn phải rõ ràng và phải đáp ứng được mục đích
  • Tất cả tùy chọn trên header, footer và các điều hướng trái/ phải cần được thống nhất trên mỗi trang

4. Kiểm tra nội dung website

Website cần đảm bảo được điều tối thiểu nhất là những nội dung trên web đúng, dễ tiếp cận với người dùng:

  • Không có lỗi chính tả hoặc ngữ pháp trong nội dung
  • Tích hợp Alt trong hình ảnh
  • Không có ảnh hỏng
  • Xác nhận tính hợp lệ tất cả giao diện người dùng
  • Thực hiện theo một số tiêu chuẩn về xây dựng nội dung trên web.
  • Hạn chế sử dụng mẫu website màu tối
  • Kích thước ảnh phù hợp
  • Anchor text đảm bảo hoạt động bình thường

5. Kiểm thử sự tương thích

Sự tương thích của website trên các trình duyệt công cụ khác nhau phải được đảm bảo để các web có thể hoạt động đúng chức năng trong bất kỳ trường hợp nào. Kiểm thử sự tương thích cần trải qua:

KIỂM TRA ĐỘ TƯƠNG THÍCH CỦA TRÌNH DUYỆT

Ngày càng có nhiều những trình duyệt khác nhau trên các thiết bị khác nhau, quá trình kiểm tra độ tương thích đảm bảo sẽ không xảy ra bất kỳ lỗi nào với các ứng dụng web khi hiển thị trên các trình duyệt khác nhau.

Nhằm đảm bảo cho website hoạt động trên hầu hết các trình duyệt và hệ điều hành phổ biến hiện nay, chúng tôi đưa ra các tiêu chuẩn kiểm thử như sau:

Chế độ thu/phóng của trình duyệt: 100%

Chế độ thu/phóng của hệ điều hành: 100%

TRÌNH DUYỆT WEB DESKTOP

Kiểm thử trên nhiều trình duyệt hiện đại cho dòng máy tính cá nhân nhất có thể — bao gồm Firefox, Chrome, Opera, Edge, và Safari trên các hệ điều hành máy tính cá nhân (lý tưởng nhất là Mac, Windows, và Linux).  

Việc kiểm thử tương thích website của trình duyệt web desktop sẽ theo tiêu chuẩn phổ biến của độ phân giải và kích thước màn hình như sau:

Kích thướcPhổ biến
1366 x 76829,25%
1920 x 108017,34%
1440 x 9007,32%
1600 x 9005,72%
1280 x 8005,27%
1280 x 10244,51%
Dữ liệu tham khảo từ Google

TRÌNH DUYỆT WEB DI ĐỘNG

Kiểm thử trên các dòng điện thoại thông minh và máy tính bảng thông dụng (tức là iOS Safari trên iPhone/iPad, Chrome và Firefox trên iPhone/iPad/Android). 

Việc kiểm thử tương thích website của  trình duyệt web di động sẽ theo tiêu chuẩn phổ biến của độ phân giải và kích thước màn hình như sau:

Kích thướcPhổ biến
360 x 64041,11%
375 x 6679,58%
720 x 12805,16%
320 x 5684,55%
414 x 7363,79%
320 x 5343,46%
Dữ liệu tham khảo từ Google

Kích thước màn hình máy tính bảng phổ biến nhất trên toàn thế giới

Kích thướcPhổ biến
768 x 102457,99%
1280 x 8005,89%
600 x 10244,6%
601 x 9623,2%
800 x 12802,94%
1024 x 6002,36%
Dữ liệu tham khảo từ Google

KIỂM THỬ BẢO MẬT WEBSITE

Được thực hiện để đảm bảo rằng có bất kỳ rò rỉ thông tin nào về mã hoá dữ liệu hay không. Trong website thương mại điện tử, kiểm thử bảo mật đóng một vai trò rất quan trọng, nếu thông tin an toàn thì kiểm tra xem làm thế nào để lưu trữ các thông tin nhạy cảm như thẻ tín dụng, thanh toán hóa đơn…Các hoạt động kiểm tra sẽ bao gồm:

  • Kiểm tra truy cập trái phép vào các trang an toàn, nếu người dùng thay đổi từ “https” sang “http” thì thông báo thích hợp sẽ được hiển thị và ngược lại.
  • Kiểm tra việc truy cập các trang internal, nếu đăng nhập được yêu cầu thì người dùng nên được chuyển hướng đến trang đăng nhập hoặc thông báo thích hợp sẽ được hiển thị.
  • Các thông tin liên quan đến giao dịch, thông báo lỗi, cố gắng đăng nhập nên được ghi vào file log.
  • Kiểm tra các tệp tin có bị hạn chế tải xuống hay không.
  • Kiểm tra các thư mục web hoặc tập tin web có thể truy cập được trừ khi không được cấu hình để tải xuống.
  • Kiểm tra CAPTCHA đã được thêm vào và hoạt động bình thường cho đăng nhập để tự động ngăn chặn các đăng nhập hay chưa.
  • Kiểm tra việc cố truy cập thông tin bằng cách thay đổi tham số trong chuỗi truy vấn. Ví dụ: nếu bạn đang chỉnh sửa thông tin và trên URL bạn thấy user_id=5555, hãy thử thay đổi các giá trị tham số này và kiểm xem ứng dụng có cung cấp thông tin người dùng khác không, nên từ chối hiển thị cho trường hợp này để ngăn chặn việc xem thông tin người dùng khác.
  • Kiểm tra session hết hạn sau thời gian được xác định nếu người dùng không thao tác trên website.
  • Kiểm tra user/password không hợp lệ.

Tiêu chuẩn kiểm thử để website hoạt động bình thường trên các trình duyệt và hệ điều hành phổ biến nhất hiện

TỔNG KẾT

Dù là bạn thiết kế website bán hàng, thiết kế website giới thiệu, hay bất kỳ loại website nào thì mục tiêu cuối cùng là phục vụ tốt người dùng. Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng mà lại xuất bản trang web, app ra cộng đồng thì rõ ràng sẽ mang đến trải nghiệm không tốt cho người dùng. Do đó, khi thiết kế website tại Mắt Bão WS, chúng tôi luôn đề cao công việc kiểm thử, mọi thứ đều được kiểm tra, khắc phục kỹ lưỡng trước khi giao cho chủ sở hữu.


Tài liệu được cập nhật mới nhất vào ngày 12/03/2021