Mở rộng thị trường là điều tất yếu cho một doanh nghiệp đang trên đà phát triển mạnh. Các sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi khắp mọi nơi là niềm mơ ước không của riêng ai. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng may mắn mở rộng thị trường một cách thành công. Sự khác biệt về nền kinh tế, về nhu cầu sử dụng, về quan niệm và đặc biệt là sự khác nhau về nền văn hóa. Nếu không tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ, các doanh nghiệp có thể “phá sản” ngay từ màn chào hàng.
1. P/S với thói quen để răng đen của một số quốc gia Châu Á
Có lẽ do không nghiên cứu kỹ thị trường vào mấy năm trước nên P/S vẫn tiến hành mở rộng thị trường kem đánh răng của mình trên vùng đất vẫn tồn tại thói quen để răng đen với khẩu hiệu “Răng trắng sáng”. Vì theo quan niệm của thời xưa, họ nhai trầu để có một bộ răng đen óng, vừa chắc khỏe vừa tạo được sự “quyến rũ” khi cười. Pepsodent đã vô tình mang đến bộ sản phẩm “không liên quan” đến một số nước Châu Á và nhanh chóng bị thất bại.
2. Nestle “đối đầu” với bệnh mù chữ tại Châu Phi
Nestle nuôi mộng và đã chính thức mở rộng thị trường thức ăn cho trẻ em. Với nhãn hàng Gerber, bao bì đẹp, công thức được ghi rõ ràng, công dụng tuyệt vời và cũng đã có sự thành công nhất định với các thị trường khác trên thế giới nhưng lại “ì ạch” tại Châu Phi. Lý do rất đơn giản là đội ngũ Marketing của Nestle đã không lường trước được phần lớn người dân ở đây đang mắc bệnh “mù chữ”. Vậy làm sao họ hiểu sản phẩm đó có tốt hay không mà sử dụng? Doanh thu không như mong đợi là điều tất yếu xảy ra.
Xem thêm: Bí quyết tạo dấu ấn thương hiệu sâu đậm với khách hàng
3. Pepsi và câu slogan tại Trung Quốc
Khẩu hiệu của một sản phẩm hay sẽ tạo được ấn tượng tốt với người tiêu dùng. Nhưng đôi khi sự khác nhau về nền văn hóa lại làm câu nói hay trở thành sự phản cảm không mong muốn. Đó là ví dụ của Pepsi và câu slogan tại Trung Quốc. Sản phẩm của Pepsi có lẽ sẽ được người dân nơi đây đón nhận nồng nhiệt như các nước khác nếu như không có câu slogan “Pepsi brings you back to life” và họ hiểu sang tiếng địa phương là “Mang tổ tiên của bạn trở về từ cõi chết”. Chính vì điều này mà Pepsi lận đận một thời gian khá dài với thị trường Trung Quốc.
4. Chiếc xe “không di chuyển” tại Tây Ban Nha của General Motors
Có lẽ đội ngũ nghiên cứu thị trường của hãng xe nổi tiếng General Motors đã không lường trước được sự rắc rối đến ngay từ tên sản phẩm của hãng: “Chevy Nova”. Theo tiếng Tây Ban Nha “Nova” được dịch là “không di chuyển”. Và đương nhiên, chẳng ai muốn sở hữu chiếc xe “không biết di chuyển” như thế. Doanh số giảm sút, Chevy Nova đã được đổi thành Caribe cho phù hợp với nền văn hóa nước này.
5. KFC và văn hóa tại Trung Quốc
Cũng giống như Pepsi, KFC đã vấp cú ngã đầu tiên trên thị trường Trung Quốc với slogan “It’s finger-lickin’ good” được hiểu là “Ăn ngón tay của bạn đi”. Sự thất bại đến ngay sau đó.
Trước đó tại thị trường Hông Kong năm 1980, Trung Quốc có thói quen cho gà ăn cá, KFC lại lấy những con gà đó làm nguyên liệu chế biến và mùi vị khác hoàn toàn với KFC ở Mỹ. Và cho đến 10 năm sau KFC mới có thểquay trở lại Hong Kong với món gà thương hiệu của mình.