Màu sắc có vai trò cực kỳ quan trọng trong thiết kế giao diện bán hàng. Mỗi màu sắc khơi gợi liên tưởng một cảm xúc khác nhau. “Sức mạnh” của chúng thể hiện rõ khi được áp dụng vào thiết kế website – thúc đẩy cảm xúc tương tự từ phía khách hàng, từ đó góp phần đẩy mạnh doanh số hiệu quả.
Vậy, bạn nên sử dụng màu sắc nào cho website và cách phối màu ra sao để đạt được mục đích trên?
Xem thêm:
Red – Đỏ
Màu đỏ tượng trưng cho quyền lực, tính khẩn cấp và sự nguy hiểm. Nó có khả năng kích thích hành động rất mạnh mẽ. Thế nhưng bạn đừng lạm dụng sắc đỏ cho toàn bộ giao diện bán hàng.
Gam màu giống như con dao hai lưỡi, nếu không biết kết hợp khéo léo, nó có thể phản tác dụng và khiến người truy cập cảm thấy khó chịu.
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp màu đỏ tươi tại những gian hàng đang chạy chương trình khuyến mãi, giảm giá, tặng quà,… Đỏ tươi xuất hiện ở các bảng hiệu, bảng giá kích thích khách hàng hãy hành động ngay. Để tối ưu website bán hàng, màu đỏ nên được sử dụng cho các nút CTA và nó đặc biệt phù hợp với các website thương mại điện tử.
Xem thêm: Bạn đã biết cách phối các màu sắc trong website?
Blue – Màu xanh lam
Màu xanh lam gợi lên cảm giác ổn định, an toàn và bình yên. Tuy nhiên, các cấp độ lam mang đến sắc thái khác nhau. Trong khi màu lam nhạt khơi gợi cảm giác thoải mái của sự tự do, an toàn thì màu lam đậm hơn lại gắn với các giá trị truyền thống, nghiêm túc và bền vững.
Không giống như màu đỏ, xanh lam thúc đẩy doanh số theo cách gián tiếp: tạo dựng niềm tin, trấn an nỗi lo lắng của khách hàng để từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Màu sắc thường được chọn để làm màu nền thay vì ở các CTA button. Chúng cũng rất tuyệt vời để chọn làm tone màu chính cho website của các doanh nghiệp thuộc khối ngành có độ rủi ro cao như tài chính, bảo hiểm, dược phẩm,…
Với thẩm mỹ hiện đại, một số giao diện bán hàng trực tuyến cũng chọn sử dụng màu xanh lam.
Xem thêm: Giao diện đẹp – Những xu hướng màu sắc mới nhất
Green – Xanh lục
Bạn sẽ không còn lạ gì với ý nghĩa của màu xanh lục: tươi mát, thiên nhiên và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, xanh lục cũng thể hiện sự tích cực và kích thích tinh thần sáng tạo.
Các doanh nghiệp hướng đến phát triển bền vững thường tận dụng màu sắc này để thể hiện định hướng của mình. Màu xanh lục có tác dụng thúc đẩy doanh số rất tốt, thường được kết hợp nền trắng để tổng thể thiết kế trở nên nổi bật hơn.
Xem thêm: Màu sắc đặc trưng cho từng ngành kinh doanh
Để tối ưu website bán hàng, xanh lục được sử dụng cho các nút CTA. Tuy nhiên về bản chất, các CTA button này không có tính kích thích mạnh và thúc đẩy khẩn cấp như màu đỏ.
Màu này sẽ hợp hơn với các website sản phẩm công nghệ tiêu dùng cao cấp, đồ điện tử,… – nơi mà giảm giá không phải điều tiên quyết để khách hàng mua sản phẩm. Bạn có thể thấy rõ ràng điều này tại giao diện bán hàng của Dell.
Purple – Tím
Màu tím thể hiện quyền lực, là màu sắc của hoàng gia và sự giàu có. Mặt khác, nó còn mang hàm ý tâm linh và tính sáng tạo. Được coi là “màu hồng dành cho người lớn”, các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm nữ giới đặc biệt chú ý đến sắc tím. Nó cũng nằm trong top 3 màu được phụ nữ yêu thích nhất.
Những giao diện đẹp mắt thường sử dụng tone tím để tạo điểm nhấn tại mục menu hoặc CTA. Nên nhớ, mỗi sắc thái khác nhau của màu tím sẽ mang những liên tưởng cảm xúc khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn muốn website trở nên nữ tính, hãy chọn tone sáng và nhạt, kết hợp với màu hồng hoặc đỏ. Nếu thiên về phong cách sang trọng, hiện đại, bạn nên chọn màu tím có chiều sâu và độ bão hòa cao, kết hợp với màu xanh lam.
Xem thêm: Màu sắc nào đem lại tỷ lệ chuyển đổi tốt nhất trong mua hàng?
Black – Đen
Hầu như không có màu sắc nào thể hiện sự sang trọng, cao cấp và xa xỉ hoàn hảo như màu đen. Nó thường được sử dụng cho các website nhắm đến khách hàng là nam giới với phong cách tổng thể mạnh mẽ. Ví dụ như các dòng xe Roll Royce, Lamborghini, rượu rum Don Q, … đều sử dụng giao diện bán hàng với tone đen sang trọng.
Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng: nếu bạn không bán các sản phẩm/dịch vụ cao cấp như xe hơi, đồ công nghệ,… thì đừng quá lạm dụng tone màu này.
Màu đen không phải sự lựa chọn tuyệt vời để tạo ra chuyển đổi nhưng cần thiết để làm nổi bật CTA với các website có màu nền sáng. Đặc biệt, cặp đôi đen – trắng huyền thoại chưa bao giờ “lỗi mốt” và gần như phù hợp với bất cứ giao diện nào muốn tạo ra sự nổi bật bằng phương pháp dùng màu tương phản.
Xem thêm: 6 Quy tắc phối màu quan trọng cần ghi nhớ trong thiết kế website
Orange – Cam
Cam là một màu sáng, đậm và nổi bật, gần với màu đỏ nhưng không mang sắc thái nguy hiểm và khẩn cấp. Các sắc thái khác nhau của màu cam cũng không mang lại nhiều liên tưởng cảm xúc quá khác biệt. Với sự nổi bật rõ ràng, nhiều giao diện bán hàng đã bắt đầu sử dụng gam màu này làm tone chính, chẳng hạn như Shopee.
Màu cam kích thích hành động. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp màu cam tại các giao diện bán hàng đơn giản có một màu nền duy nhất. Và khi đó, màu cam chỉ xuất hiện duy nhất tại nút CTA hoặc cái yếu tố kêu gọi hành động khác.
Xem thêm: Bí quyết phối màu hoàn hảo trong thiết kế website
Màu sắc trên giao diện bán hàng có thể mang lại hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ấn tượng. Do đó, để thúc đẩy doanh thu, bạn nên tìm một đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp để xây dựng website. Kết hợp giữa màu sắc thể hiện cá tính thương hiệu và các màu sắc thúc đẩy doanh thu sẽ là giải pháp tuyệt vời.
Liên hệ ngay với CHILI để sở hữu trang web ấn tượng!