Bạn có bao giờ gặp phải tình trạng khách hàng “quay lưng” ngay khi gặp phải trang thanh toán chưa? Tức là, họ nhấp vào quảng cáo của bạn, sau đó đi đến trang sản phẩm, chọn được sản phẩm ưng ý, thêm sản phẩm vào giỏ hàng, sau đó chuyển đến trang thanh toán, nhưng vì một lý do nào đó mà họ lại rời đi, không mua nữa.

Xem thêm:

Tips thiết kế giao diện thanh toán giúp tăng chuyển đổi cho trang TMĐT - 6
Hình ảnh website về giao diện thanh toán

Tại sao khách hàng lại từ bỏ mua hàng khi đến bước thanh toán?

Theo báo cáo từ Viện Baymard, tỉ lệ trung bình của việc khách truy cập bỏ qua giỏ hàng là 69.89%. Tỉ lệ này không phải do hình ảnh website không đẹp, cũng không phải do cách tiếp thị sản phẩm hay dịch vụ không tốt. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, có 3 yếu tố khiến tỉ lệ “bỏ rơi giỏ hàng” của người dùng cao đến như vậy. Chúng bao gồm:

  • Chi phí: thông thường, khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm dựa trên giá cả của nó. Họ không đo lường được tổng mức chi phí gồm cả phí ship và tiền thuế (nếu có) là bao nhiêu. Do đó, khi đến bước thanh toán, mức tiền vượt quá dự đoán quá nhiều và họ không muốn mua nữa.
  • “Ma sát” trong trải nghiệm: một trong những vấn đề khiến khách hàng khó chịu là họ bắt buộc phải có tài khoản để có thể đặt hàng. Tại sao lại phải thực hiện thêm một loạt thao tác nữa chỉ để thanh toán được?
  • Thời gian: Người dùng thường sẽ cảnh giác với các quy trình khác trong quá trình thanh toán, chẳng hạn như tạo tài khoản. Nó còn làm mất thời gian mua sắm của họ (trong khi không cần thiết phải thế).
Tips thiết kế giao diện thanh toán giúp tăng chuyển đổi cho trang TMĐT - 7
Có đến gần 70% người dùng từ bỏ sản phẩm mặc dù đã đến bước thanh toán

Các tips thiết kế UX về thanh toán giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi

Như vậy, qua phần 1 ở trên, chúng ta đã hiểu được cơ bản những nguyên nhân khiến tỉ lệ mua hàng thấp mặc dù đã đến bước thanh toán. Và mặc dù rất muốn có được thông tin khách hàng nhằm tối ưu trải nghiệm của họ, doanh nghiệp vẫn nên tạo ra trải nghiệm “mượt” hơn cho người dùng trên website của mình trước đã.

Điều này có thể đạt được thông qua một số bước chuyển đổi trong quá trình thiết kế giao diện và cấu trúc website.

Hãy thống kê giá cả và tiền ship ngay khi có thể

Đầu tiên, để giải quyết vấn đề giá cả, doanh nghiệp có thể điều chỉnh thiết kế hiển thị trên website. Chẳng hạn như khi người dùng di chuyển chuột đến sản phẩm, phần phí ship cũng được hiển thị bên dưới giá sản phẩm. Như vậy, khách hàng có thể đo lường giá mua hàng tốt hơn, sớm hơn để đưa ra quyết định chính xác và mua hàng nhanh chóng.

Bên cạnh đó, Walker Sands cũng cho biết người tiêu dùng hiện nay mong muốn được trải nghiệm mua hàng không có phí ship. Vì vậy, một trong những giải pháp tuyệt vời doanh nghiệp có thể đưa ra là cung cấp giao hàng miễn phí.

Tips thiết kế giao diện thanh toán giúp tăng chuyển đổi cho trang TMĐT - 8
Một website cung cấp dịch vụ miễn phí ship

Tất nhiên, bạn có thể đưa ra một số tiêu chí để miễn phí ship, chẳng hạn như miễn phí giao hàng nội thành, hoặc miễn phí cho một sản phẩm nhất định. Và đối với các sản phẩm không miễn phí ship, hãy đưa ra hiển thị phí giao hàng sớm nhất có thể.

Cho phép mua hàng kể cả khi không có tài khoản

Như đã đề cập ở phía trên, việc cố gắng để có được thông tin khách hàng là điều mà doanh nghiệp nào cũng muốn. Vì vậy, các doanh nghiệp cố gắng xây dựng giao diện chỉn chu, hình ảnh website đẹp, ấn tượng để thu hút khách hàng. Và rồi, họ yêu cầu khách hàng của mình phải điền rất nhiều thông tin nếu muốn mua hàng, chỉ để có được thông tin!

Điều này hoàn toàn là một sai lầm, bởi nó làm tăng “ma sát” trong trải nghiệm khách hàng. Nó khiến trải nghiệm mua sắm bị gián đoạn. Và để giải quyết điều này, doanh nghiệp chỉ cần đơn giản là cung cấp một tùy chọn không bắt buộc về việc tạo tài khoản thanh toán.

Tips thiết kế giao diện thanh toán giúp tăng chuyển đổi cho trang TMĐT - 9
Một website cho phép khách hàng thanh toán mà không cần tạo tài khoản

Chẳng hạn, trang thanh toán của Stanfords cho phép khách hàng tự chọn tạo tài khoản hoặc không lúc thanh toán. Tuy nhiên, họ giải thích thêm rằng việc tạo tài khoản sẽ tiện lợi hơn như thế nào, dễ dàng truy cập lịch sử mua hàng và những mẫu đã xem,… Nếu không quan tâm hoặc đang vội, khách hàng có thể bỏ qua. Đây là một cách tiếp cận thực sự rất tuyệt vời.

Giảm thiểu số lượng biểu mẫu phải điền lúc thanh toán

Và cuối cùng, việc tối ưu hóa hình thức thanh toán cũng không kém phần quan trọng so với tối ưu hóa hình ảnh website. Cũng theo Baymard, thông thường một quy trình thanh toán sẽ bao gồm 15 trường biểu mẫu.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp được khuyến cáo nên giảm con số này xuống còn 40-80% so với giá trị cũ và vẫn có được trải nghiệm thanh toán hiệu quả. Điều này đồng nghĩa với việc quy trình thanh toán trung bình yêu cầu gấp đôi thông tin cần thiết để thanh toán.

Để tránh tình trạng này, doanh nghiệp có thể cắt giảm số lượng trường biểu mẫu cần điền và chỉ giữ lại những thông tin cần thiết như tên, địa chỉ, số điện thoại,…

Tips thiết kế giao diện thanh toán giúp tăng chuyển đổi cho trang TMĐT - 10
Chỉ yêu cầu những trường thông tin thật sự cần thiết

Hi vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cho mình góc nhìn mới trong việc tiếp cận khách hàng. Bởi việc tối ưu bước thanh toán cũng là một cách tốt để tạo ra ấn tượng tốt cho hình ảnh website doanh nghiệp. Liên hệ ngay CHILI nếu doanh nghiệp bạn muốn có một website thật hoành tráng và “xịn sò” nhé!

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ