Khách hàng của bạn ngày càng dành nhiều thời gian hơn để “giao tiếp” với công nghệ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp cũng nên “chuyển mình” để đáp ứng nhu cầu của họ. Và giao diện dark-mode đang là xu hướng làm rất tốt vai trò đó. Tuy nhiên, không phải nhà thiết kế trang web nào cũng đang thiết kế giao diện dark-mode đúng mực.
Xem thêm:
- 5 Yếu tố cần lưu ý để thiết kế landing page đạt tỷ lệ chuyển đổi cao
- 8 Điều cần lưu ý khi thiết kế website trên giao diện mobile
Tại sao giao diện Dark-mode được ưa chuộng?
Mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn
Trong thời đại số, khi quá trình lướt web trở thành trọng tâm thì trải nghiệm người dùng là yếu tố được quan tâm cải thiện hàng đầu. Dù tạo nên cảm giác sáng sủa, chuyên nghiệp song light-mode lại “thua cuộc” so với dark-mode bởi, giao diện mới này giúp người truy cập: giảm mỏi mắt, giảm tiêu thụ pin,…
Đây đều là những lý do quan trọng với người dùng Internet nói chung, góp phần lớn trong việc giữ chân họ ở lại lâu hơn với một trang web.
Để doanh nghiệp nổi bật và thu hút hơn
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn mình trở nên nổi bật hơn đối thủ. Thiết kế giao diện website có phép người dùng được chọn giao diện dark-mode hay giao diện sáng sẽ giúp bạn làm điều đó.
Hiện nay, khi xu hướng sử dụng thiết bị di động để truy cập web tăng lên thì việc tối ưu hóa giao diện trên nhiều nền tảng cũng trở thành tất yếu. Nhiều doanh nghiệp đã làm rất tốt điều này. Khách hàng có thể lựa chọn giao diện dark-mode bất cứ khi nào mình thích. Ví dụ, với việc tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động và tích hợp giao diện dark-mode, ứng dụng Messenger thật sự được lòng nhiều khách hàng.
Xem thêm: Tại sao khi thiết kế giao diện website cần tối ưu hóa trên điện thoại di động?
Hỗ trợ thiết kế phổ thông
Giao diện dark-mode không chỉ phù hợp với những người nhạy cảm với ánh sáng vào ban đêm mà còn “được lòng” cả những người khiếm thị, các khách hàng có thị lực yếu. Trong khi thiết kế giao diện website thông thường đầy màu sắc khiến họ nhanh mỏi mắt thì dank-mode điều tiết ánh sáng phù hợp, giúp mắt họ được thư giãn và ở lại website lâu hơn.
Do đó, nếu muốn mở rộng đối tượng người xem, dank-mode là một gợi ý hiệu quả.
Những bí quyết khi thiết kế giao diện Dark-mode
Đa dạng hóa màu sắc
Dù gọi là dank-mode song không có nghĩa mọi thứ trên giao diện này đều chỉ mang một màu đen. Nhiều nhà thiết kế web hiện bị cuốn hút bởi thiết kế nền đen – chữ trắng thuần túy. Chúng ta không thể phủ nhận kiểu giao diện đẹp mắt này nhưng vì được sử dụng quá nhiều, chúng đang dần trở nên nhàm chán.
Giải pháp cho vấn đề này là đa dạng các màu sắc khác nhưng vẫn tuân quy tắc của dark-mode. Ví dụ, thay vì nền đen thuần túy và chữ màu trắng sáng, bạn có thể sử dụng tone nền xám đậm và chữ màu trắng ngà, trầm hơn để làm dịu mắt.
Một điều nữa, trong quá trình thiết kế giao diện dark-mode, bạn cần lưu ý đến độ bão hòa của màu sắc. Màu càng có độ bão hòa cao thì càng “thuần khiết” – trông rực rỡ hơn. Việc sử dụng chúng cho phần chữ trên nền tối sẽ gây ra tình trạng khó đọc. Ngược lại, màu có độ bão hòa thấp thì sẽ đục và trầm hơn. Để có một trang web dark-mode hoàn hảo, bạn nên sử dụng gam màu này cho text.
Xem thêm: Giao diện đẹp – Những xu hướng màu sắc mới nhất
Cân nhắc các tác động về mặt cảm xúc
Điều khó khăn nhất trong thiết kế giao diện website chính là xác định tác động về cảm xúc mà màu sắc mang lại. Lựa chọn kết hợp giữa màu này với màu kia đôi khi không chỉ dựa trên sự hài hòa, đẹp mắt mà còn phải cân nhắc đến yếu tố cảm xúc trong đó. Chúng rất quan trọng: cảm xúc tạo ra có thể gây hứng thú nhưng cũng có thể khiến khách hàng không thoải mái với trang web.
Mặt khác, cảm xúc của một thiết kế cũng có thể khác nhau khi áp dụng trên hai nền đen – trắng. Ví dụ, cùng là màu xanh lá, trên nền trắng, nó mang lại cảm giác tươi mát, tự nhiên, thậm chí là sự dư giả về tài chính nhưng trên nền tối, nó mang lại cảm giác rất nguy hiểm, giống như thuốc độc hay thứ gì đó có độc vậy.
Xem thêm: Vì sao người dùng lại không thích website của bạn?
Có thể chuyển đổi giữa hai chế độ sáng và tối
Tất nhiên, không phải ai cũng thích nền đen. Nếu thiết kế giao diện website dark-mode hoàn toàn, bạn sẽ không thể tiếp cận khách hàng thích light-mode. Thay vào đó, hãy “cho phép” khách hàng linh hoạt sử dụng giữa hai giao diện này.
Một số lưu ý khác
Một số lưu ý khác cần chú tâm khi thiết kế giao diện dark-mode là:
- Tập trung vào nội dung: đảm bảo nội dung được thể hiện nổi bật nhưng không quá nhiều đến mức choáng ngợp.
- Kiểm tra lại thiết kế: sau khi hoàn tất, kiểm tra lại thiết kế để chắc chắn cả hai giao diện đều hoạt động tốt.
- Tạo nên sự sống động: sự sống động giúp sự chuyển đổi giữa giao diện sáng và tối hài hòa hơn.
- Sử dụng Semantic Color: màu sắc semantic sẽ thích ứng với giao diện hiện tại của trang web. Ví dụ: dùng chữ màu trắng cho giao diện tối và màu đen cho giao diện sáng.
- Biểu tượng: nếu cần thiết, có thể sử dụng các biểu tượng khác nhau cho giao diện sáng và tối.
Xem thêm: Thiết kế web chuẩn SEO là gì? Lợi ích của website chuẩn SEO
Thiết kế giao diện dark-mode đang trở thành xu hướng được ưa chuộng và không có dấu hiệu sẽ hạ nhiệt trong tương lai gần. Tuy nhiên, để giao diện này thật sự mang lại hiệu quả, bạn cần có những kiến thức và kỹ năng chắc chắn về thiết kế, màu sắc, hình ảnh,…
Nhưng nếu nó quá khó khăn, hãy để CHILI giúp bạn! Liên hệ ngay với chúng tôi để sở hữu website với giao diện dark-mode ấn tượng nhất!