Một trang web có bố cục rối mắt, lộn xộn hay quá khó hiểu chắc chắn sẽ không thể giúp bạn thu hút khách hàng. Cụ thể, chúng mang lại những trải nghiệm người dùng kém: khách hàng khó tìm được nội dung mong muốn, thời gian chờ tải trang quá lâu,…

Nếu trang web của vẫn mắc lỗi trên, 9 layout “đỉnh của chóp” từ những thương hiệu nổi tiếng sau đây sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho bạn!

Xem thêm:

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 11
Bố cục website có ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm khách hàng

Tác động của bố cục đến trải nghiệm người dùng và tỷ lệ chuyển đổi

Khi bạn tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website, tỷ lệ chuyển đổi cũng theo đó mà tăng lên. Thật vậy, khi khách hàng gặp vấn đề và bạn đang có thể giúp họ giải quyết được điều đó, khả năng họ mua hàng sẽ cao hơn.

Làm sao để đạt được điều đó? Điểm mấu chốt là thiết kế bố cục trang web thu hút và nâng cao trải nghiệm khách hàng.

9 layout website nổi tiếng bạn nên tham khảo

Asana

Asana thiết kế giao diện điều hướng khách hàng rất tốt. Các khoảng trắng lớn được tận dụng tối đa để làm nổi bật tiêu đề và call-to-action (CTA – lời kêu gọi hành động). Mặt khác, mọi nội dung mà khách hàng cần tìm: danh mục, khung tìm kiếm,… đều xuất hiện ở đầu trang – không cần phải cuộn xuống để thấy.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 12
Asana tối ưu hóa trải nghiệm người dùng với layout đơn giản

Dropbox

Dropbox cho phép khách hàng dễ dàng tìm kiếm những nội dung mà mình cần ngay trong giao diện trang chủ, ở phần đầu trang.

Trong khi đó, những thông tin phía dưới – phải cuộn xuống để tìm hiểu thêm cũng được trình bày một cách đơn giản, dễ hiểu. Ngoài ra, một menu đơn giản với các trang có nội dung quan trọng giảm dần cũng giúp việc điều hướng trở nên dễ dàng.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 13
Dropbox có bố cục giao diện đơn giản nhưng hiệu quả

Grammarly

Trên giao diện công ty của Grammarly, bạn sẽ thấy một ví dụ về cách  dụng này làm việc – lập tức thể hiện lợi ích của sản phẩm đến khách hàng. Tại đây, người truy cập có thể thấy lý do tại sao họ cần dịch vụ. Thiết kế này giúp thúc đẩy chuyển đổi mà không cần khách hàng phải đọc và tìm kiếm quá nhiều trên trang.

Nhưng để người truy cập của mình không cảm thấy phản cảm vì PR “lộ liễu”, Grammarly đã đặt một button nổi bật ở góc trên bên phải, giúp khách hàng bỏ qua ví dụ.

Nút CTA này cũng luôn xuất hiện (trạng thái tĩnh) trong suốt quá trình khách hàng cuộn xuống hay chuyển đến một trang bất kỳ nào khác.

Xem thêm: Chiến lược giữ chân khách hàng trực tuyến nên áp dụng

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 14
Grammarly thể hiện ấn tượng lợi ích của ứng dụng ngay đầu trang

Zendesk

Sự đơn giản dường như phát huy tác dụng rất tốt khi rất nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng nền trắng để làm nổi bật thông tin.

Zendesk cũng vậy, họ sử dụng nền trắng cùng cách tổ chức thông tin rõ ràng với menu tĩnh nổi bật, đảm bảo khách hàng luôn tìm thấy thông tin mình cần. Giống như Grammarly, nút CTA tĩnh cũng được đặt ở góc trên bên phải.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 15
Zendesk tổ chức thông tin trên trang web rõ ràng, nổi bật

Hubspot

Khi cuộn xuống thiết kế giao diện đầu tiên của Hubspot, bạn sẽ nhận thấy layout ở đây khá đơn giản với nội dung giàu thông tin trên nền xanh dễ chịu. Điều này sẽ giữ chân khách hàng lại lâu hơn.

Mặt khác, nó cũng không hề gây căng thẳng cho mắt và thôi thúc bạn sử dụng nền tảng B2B này để phát triển doanh nghiệp của mình.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 16
Hubspot có bố cục rất thoáng nhưng vẫn đầy đủ thông tin

Mailchimp

Giao diện của Mailchimp được đánh giá cao về khả năng tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và là một trong trang web có tỷ lệ chuyển đổi cao hiện nay.

Một lần nữa sử dụng nền trắng, bố cục đơn giản khiến các nội dung chính trở nên nổi bật. Mailchimp đã đặt các liên kết dưới tiêu đề được đánh dấu rõ ràng nhằm giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu thêm về nội dung liên quan.

Xem thêm: Nâng cao trải nghiệm người dùng với 5 bí quyết tối ưu hóa giao diện website

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 17
Mailchimp có bố cục rõ ràng và điều hướng đơn giản

Shopify

Nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Shopify cũng sử dụng nền trắng và giao diện tối giản cho website của mình.

Tất cả thông tin cần thiết đủ để thuyết phục khách hàng thực hiện hành động chuyển đổi đều được cắt ngắn và thiết kế tối ưu cho việc đọc lướt. Đây được đánh giá là thiết kế nâng cao trải nghiệm người dùng tốt nhất bởi hiện tại, khách hàng của bạn không còn đủ kiên nhẫn và thời gian để theo dõi những nội dung quá dài nữa.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 18
Shopify được thiết kế phù hợp để tiết kiệm thời gian lướt web

Stripe

Dịch vụ tài chính Stripe đã xây dựng một giao diện công ty khá ấn tượng: điều hướng rõ ràng, CTA nổi bật, giao diện đơn giản giúp thu hút sự chú ý và kích thích chuyển đổi.

Layout trên đã đưa Stripe trở thành một trong những website có trải nghiệm khách hàng tốt nhất.

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 19
Stripe với thiết kế bố cục có nhiều điểm nổi bật để tối ưu trải nghiệm người dùng

Apple

Apple cũng là một thương hiệu nổi tiếng hướng đến sự đơn giản trong thiết kế sản phẩm cũng như trên chính website của mình. Giao diện của họ không khiến khác hàng phải click back về trang chủ hoặc trang danh mục để xem thông tin các trang con khác. Tất cả các đường link đơn giản đều được phân loại logic, nằm dưới tiêu đề nổi bật.

Với giao diện tĩnh này, khách hàng có thể dễ dàng đi sâu vào khám phá các trang con của web mà không phải cuộn hoặc nhấp quá nhiều lần. Có thể nói, website của Apple là một trong những trang web có trải nghiệm người dùng tốt nhất hiện nay.

Xem thêm: 6 Cách kết nối với khách hàng truy cập website

9 Layout “đỉnh của chóp” nâng cao trải nghiệm người dùng - 20
Apple có bố cục website đơn giản, rõ ràng và hiệu quả cho khách hàng

Vì sao các layout trên hoạt động tốt?

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, điểm chung của những layout “đỉnh của chóp” trên đây là:

  • Người truy cập không cần phải tìm xem bố cục hoạt động. Thay vào đó, họ có thể tìm thấy các nội dung và đường link mong muốn một cách nhanh chóng và dễ dàng.
  • Tìm kiếm thông tin dễ dàng với bố cục đơn giản, dễ dự đoán.

Cụ thể hơn, chúng tuân thủ các quy định sau:

  • Sắp xếp nội dung hợp lý: Các phần thông tin được tổ chức khoa học và hợp lý, nền trắng được tận dụng tối đa để làm nổi bật thông tin chính.
  • Định hướng mục tiêu: thiết kế bố cục đối xứng, rõ ràng và có trật tự, quan trọng nhất là phải đáp ứng được mong đợi của người truy cập.
  • Thiết kế cho người đọc lướt: thiết kế để khách hàng có thể nắm bắt được thông tin trong thời gian ngắn nhất.
  • Giao diện hiển thị hoàn hảo trên mọi loại nền tảng, thiết bị.

Xem thêm: 5 Mẹo để thúc đẩy doanh số bán hàng với thiết kế giao diện tối ưu chuyển đổi

Thiết kế layout web ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng cũng như tỷ lệ chuyển đổi. Hy vọng 9 ví dụ từ những thương hiệu nổi tiếng trên của chúng tôi đã giúp bạn lưu ý được một số yếu tố để tối ưu website.

Hoặc nếu bạn cần tìm những bố cục sáng tạo tương tự, hãy liên hệ ngay với CHILI, chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một trang web thật chuyên nghiệp và ấn tượng!

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ
Yêu cầu gọi lại ngay