Nhìn lại 3 tháng đỉnh điểm dịch Covid-19 tại Việt Nam, từ tháng 2 đến hết tháng 4/2020, kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng nặng nề. Nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự, thậm chí đóng cửa, giải thể. Cũng nằm trong xu thế tác động đó nhưng thương mại điện tử Việt Nam lại nổi lên như một điểm sáng với bước phát triển nhất định. 

Báo cáo về Thương mại điện tử Việt Nam sau đại dịch Covid-19
Báo cáo về Thương mại điện tử Việt Nam sau đại dịch Covid-19

Sau đại dịch, thương mại điện tử được dự báo là sẽ “phục hồi nhanh chóng và tiếp tục tăng trưởng mạnh”. Đó là nhận định được đưa ra trong báo cáo về thương mại điện tử Việt Nam sau Covid-19 do Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) thực hiện. Khảo sát được VECOM tiến hành trên gần 50 doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến.

Thương mại điện tử Việt Nam trong giai đoạn đỉnh điểm dịch bệnh

Doanh thu sụt giảm là vấn đề chung của nhiều doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử cũng không ngoại lệ. Cụ thể, 57% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết doanh thu trong giai đoạn cao điểm dịch dưới 30% so với cùng kỳ năm 2019, thậm chí tăng trưởng âm. 

Tuy nhiên, thương mại điện tử vẫn có những tín hiệu tích cực đáng ghi nhận. Có đến 24% doanh nghiệp cho biết doanh thu tăng trên 51% so với cùng kỳ năm trước. Mức độ tăng trưởng trung bình của các doanh nghiệp trong giai đoạn cao điểm của đại dịch là 14% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là con số thực sự ấn tượng trong bối cảnh khủng hoảng chung và nhiều doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác phải đóng cửa, giải thể hay phá sản. 

Doanh thu của thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước
Doanh thu của thương mại điện tử tăng trưởng vượt bậc so với cùng kỳ năm trước

Những tín hiệu tích cực này đến từ việc hành vi người tiêu dùng có sự thay đổi trong giai đoạn dịch bệnh, giãn cách xã hội. Cụ thể, trong giai đoạn đỉnh dịch, mua sắm trực tuyến là xu hướng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Với tâm lý ngại đến nơi đông người, hạn chế tiếp xúc trực tiếp, người tiêu dùng ưu tiên mua sắm các sản phẩm thiết yếu tại nhà, không cần di chuyển. Điều này tạo ra cơ hội ngắn hạn cho các doanh nghiệp thương mại điện tử phát triển hơn so với các lĩnh vực khác. Thêm vào đó, các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến cũng nhanh chóng bắt kịp cơ hội, đẩy mạnh chuyển đổi số, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi kích cầu mua sắm,…

Điểm sáng tiếp theo trong thương mại điện tử đến từ việc các doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến hầu như giữ nguyên được đội ngũ nhân sự và hầu hết sẽ tăng nhân sự trong nửa thứ hai của năm 2020. Cụ thể, theo báo cáo, 67% doanh nghiệp cho biết vẫn giữ nguyên hệ thống vận hành nội bộ. Thậm chí 51% doanh nghiệp còn thể hiện sự lạc quan khi dự kiến sẽ tăng nhân sự sau khi kết thúc giai đoạn cao điểm của dịch.

Tương lai của Thương mại điện tử Việt Nam

Với những tín hiệu tích cực từ việc hành vi người tiêu dùng thay đổi cũng như doanh nghiệp đã nhanh chóng thích nghi và thay đổi thói quen vận hành, tổ chức, quản lý hoạt động, thương mại điện tử Việt Nam sau đại dịch được dự đoán sẽ có bước tăng tốc mạnh hơn. Cụ thể, có tới 50% doanh nghiệp nhận định tiềm năng kinh doanh sau khi kết thúc đại dịch sẽ tốt hơn. 

Thương mại điện tử được dự đoán sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai
Thương mại điện tử được dự đoán sẽ phát triển hơn nữa trong tương lai

Theo khảo sát của Nielsen, 63% người tiêu dùng sẽ tiếp tục mua sắm trực tuyến thường xuyên hơn sau đại dịch. Hơn nữa, theo VECOM, năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm online, đạt doanh số 350 USD/người. Với sự tăng trưởng cao và liên tục, quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam có thể đạt tới 15 tỷ USD trong tương lai gần. Song song với đó sự phát triển của công nghệ, dịch vụ vận chuyển Logistics, lĩnh vực thanh toán hỗ trợ,… sẽ thúc đẩy sự phát triển thương mại điện tử. 

Đây là thời cơ vàng cho doanh nghiệp thương mại điện tử nhanh chóng nắm bắt để phục hồi, tăng tốc sau dịch. Với những doanh nghiệp còn kinh doanh chủ yếu theo cách truyền thống, đã đến lúc cần đầu tư cho thương mại điện tử. Hãy nhanh chóng thích nghi và thay đổi cách thức tổ chức và quản lý hoạt động của mình. 

Hãy đầu tư cho thương mại điện tử ngay từ bây giờ với Website thiết kế chuyên nghiệp

Muốn đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường thương mại điện tử, thiết kế Website là điều kiện tiên quyết. Website được đánh giá là kênh kinh doanh online giúp tăng doanh thu hiệu quả. Với kinh nghiệm thiết kế Website cho hàng nghìn đối tác đến từ nhiều lĩnh vực, CHILI tự tin mang đến giải pháp thiết kế Website toàn diện, tối ưu cho mục đích kinh doanh. Cho dù bạn mới bắt đầu kinh doanh online hay muốn mở rộng thị trường trên kênh này, CHILI có sẵn các gói dịch vụ, tính năng phù hợp với nhu cầu, kinh phí của doanh nghiệp. 

Đứng trước sự công phá của Covid 19, hầu hết mọi quốc gia đang phải trải qua một thời kỳ thực sự khó khăn. Đại dịch rồi sẽ qua đi, thị trường rồi sẽ phục hồi. Trong nguy luôn có cơ cho những doanh nghiệp nhanh chóng thay đổi, bắt kịp xu hướng để phục hồi. Trong bối cảnh này, chắc chắn thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển và chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc hơn nữa trong tương lai.

Nguồn: Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (VECOM)

 

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ