Sự xuất hiện của PHP 7 đã mang đến một làn gió mới cho những người sử dụng WordPress. WordPress chủ yếu sử dụng PHP và sẽ luôn nâng cấp trong tương lai, do đó, việc nâng cấp lên phiên bản PHP mới nhất sẽ có lợi đối với người dùng. Một số người dùng chia sẻ rằng vấn đề duy nhất mà họ gặp phải là việc nâng cấp website WordPress lên PHP 7 khá phức tạp. Trong bài viết sau đây, Chili sẽ chia sẻ với bạn cách thức để nâng cấp lên PHP 7 một cách an toàn, đơn giản hơn. Tìm hiểu ngay!
Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn cách đơn giản để kiểm tra & đánh giá độ an toàn hệ thống mạng
- Phục hồi website doanh nghiệp sau khi bị hack
PHP 7 có ích gì với website doanh nghiệp
Trong đa số trường hợp, người dùng không tiến hành nâng cấp website của mình lên phiên bản phần mềm mới nhất bởi họ không hề biết đến sự tồn tại của phiên bản đó, hoặc không nhận ra được lợi ích khi nâng cấp nó. Đó là lý do vì sao mặc dù mang lại lợi ích và hiệu suất cao, PHP 7 vẫn chưa được nhiều người dùng cài đặt.
Một số lợi ích mà PHP 7 mang lại cho website doanh nghiệp có thể kể đến như:
- Hiệu suất website tăng lên 50% sau khi được nâng cấp
- PHP 7 hỗ trợ hệ thống Windows 64-bit. Đa phần mọi người sẽ sử dụng hệ điều hành Linux, do đó, PHP 7 sẽ là một “cuộc cách mạng” đối với những người dùng Windows 64-bit.
- PHP 7 là phiên bản PHP được đề xuất chính thức cho WordPress. Do đó, nếu được nâng cấp lên PHP 7, bạn càng dễ dàng tối ưu website của mình.
Các bước nâng cấp WordPress lên PHP 7 một cách an toàn
Đầu tiên, nếu bạn có đầy đủ đặc quyền trên máy chủ của mình, việc nâng cấp WordPress lên PHP 7 có thể được thực hiện khá dễ dàng thông qua dòng lệnh. Mặt khác, nếu đang sử dụng dịch vụ hosting chung với một bên khác, thì chỉ có thể yêu cầu của nhà cung cấp hỗ trợ nâng cấp theo cách thủ công.
Dù cho tự mình thực hiện nâng cấp website hay nhờ nhà cung cấp hỗ trợ, bạn cũng nên thực hiện các biện pháp an toàn để tránh tình trạng các phần tử của website không thích ứng và hoạt động tốt sau khi nâng cấp lên PHP 7. Bạn có thể tham khảo các bước sau đây để tiến hành nâng cấp lên PHP 7 một cách an toàn.
Bước 1: Backup dữ liệu website
Sao lưu website thường xuyên là một điều nên làm để bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp. Trước khi nâng cấp lên PHP 7, bạn hãy tạo một bản sao lưu cho website và cho chạy thử ở phiên bản PHP 7 để kiểm tra độ tương thích mà không gây bất cứ tổn hại gì đến website đang hoạt động. Chẳng hạn, nếu trong quá trình chạy thử, có một plugin ngừng hoạt động, bạn sẽ có thể biết và tìm giải pháp thích hợp trước khi chính thức chuyển đổi website của mình.
Một plugin khá ổn mà bạn có thể chọn để backup dữ liệu website là UpdraftPlus. Nó rất tiện lợi và dễ sử dụng. Sau khi cài đặt plugin, hãy tiến hành sao lưu website và lưu về máy các tệp được sao lưu.
Bước 2: Tạo staging site cục bộ cho website
Có nhiều cách để tạo staging site cục bộ cho website, và một trong những cách đơn giản nhất là sử dụng Local by Flywheel.
Sau khi đã thêm vào các website địa phương, bạn có thể chọn tên và môi trường cho staging site vừa tạo. Kế tiếp, hãy chuyển đến phần Tùy chỉnh (Custom) và chọn PHP 7 thay vì PHP 5 (PHP 5 là cài đặt mặc định). Sau đó, bạn có thể bắt đầu tạo tên và mật khẩu cho quản trị viên của website và chờ ứng dụng thiết lập lại mọi thứ.
Một khi staging site đã hoàn tất, hãy tìm tên của nó trong danh sách website địa phương trên màn hình chính của Local by Flywheel, rồi nhấp vào nút Quản trị (Admin) để truy cập trang tổng quan của website.
Sau khi truy cập trang Quản trị, hãy cài đặt plugin UpdraftPlus một lần nữa cho staging site của mình. Tiếp đó, hãy quay lại tab Cài đặt, chọn bản sao lưu UpdraftPlus và chọn mục “Tải lên tệp sao lưu” (Upload backup files).
Bây giờ, bạn đã có thể tải lên các tệp sao lưu mình đã lưu về trước đó. Khi hoàn tất, bạn sẽ thấy bản sao lưu của mình xuất hiện trên danh sách. Tiếp tục nhấn vào nút Khôi phục (Restore) bên cạnh, và thế là quy trình đã hoàn tất.
Bước 3: Kiểm tra staging site
Sau khi đã tạo staging site, bạn đã có thể bắt đầu thử nghiệm và đưa ra kết luận liệu rằng việc nâng cấp website lên PHP 7 có phù hợp không. Lúc này, staging site sẽ giống hệt với website thật của bạn, chỉ khác là nó đang chạy trên nền PHP 7.
Trong khi staging site đang chạy, hãy cố gắng tìm ra các lỗi để khắc phục. Một số lỗi bạn nên kiểm tra gồm có:
- Truy cập tất cả các trang bên trong website và xem liệu có phần tử nào ngừng hoạt động một cách đột ngột không.
- Kiểm tra tất cả plugin của bạn và chắc rằng chúng đều hoạt động tốt.
- Kiểm tra tất cả các tính năng của theme (chủ đề) đang được dùng, đảm bảo rằng chúng vẫn hoạt động.
Tất cả những điều này có thể sẽ khiến bạn tốn kha khá thời gian. Tuy nhiên, nó là một bước cần thiết để đảm bảo độ an toàn cho website của bạn.
Bước 4: Nâng cấp trực tiếp website lên PHP 7
Cuối cùng, khi đã kiểm tra và không thấy xảy ra bất cứ lỗi nào trên staging site, bạn đã có thể tiến hành nâng cấp trực tiếp website lên PHP 7. Quá trình này khá là đơn giản. Bạn có thể chọn một trong hai cách như đã được đề cập bên trên: tự mình nâng cấp hoặc yêu cầu hỗ trợ từ máy chủ. Sau khi hoàn tất, hãy thử khởi chạy một lần nữa và kiểm tra hiệu suất website và tận hưởng những lợi ích mà PHP 7 mang lại.
Thật đơn giản, phải không? Đó là tất cả những gì bạn cần làm để nâng cấp website của mình lên PHP 7 và chuẩn bị cho việc nâng cấp nền tảng đến từ WordPress. Và đừng quên truy cập website Chili thường xuyên để cập nhật những kiến thức và mẹo hữu ích nhất về thiết kế, chăm sóc và bảo mật website nhé!