Khách hàng ngày càng ít có niềm tin vào quảng cáo. Thay vì những cam kết từ thương hiệu, hình ảnh, video feedback – nội dung đánh giá từ khách hàng cũ mới là minh chứng mà họ dựa vào để quyết định có nên mua sản phẩm/dịch vụ hay không. Vậy, các doanh nghiệp thương mại điện tử – đối tượng chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự thay đổi trong hành vi của khách hàng – tận dụng review này vào nội dung website như thế nào?
Xem thêm:
- Tip để tối ưu SEO nội dung website thương mại điện tử (Phần 1)
- Tip để tối ưu SEO nội dung website thương mại điện tử (Phần 2)
UGC ảnh hưởng như thế nào đến quyết định mua hàng
Kết quả một cuộc khảo sát được thực hiện bởi eMarketer cho thấy: có đến 62% người dùng sẽ cân nhắc mua sản phẩm nếu nhìn thấy các thông tin đánh giá trực quan – như ảnh và video từ những khách hàng cũ.
Vậy, lý do nào khiến họ tìm kiếm thông tin đó? Nhóm nghiên cứu đã thu được những kết quả sau:
- Feedback có thể làm rõ những gì còn mơ hồ về sản phẩm (24%)
- Họ muốn xem sản phẩm hoạt động thực tế ra sao trước khi mua (21%)
- Các đánh giá, nhận xét đó thường rất chính xác (17%)
- Dễ dàng nắm bắt chất lượng thực của sản phẩm (17%)
- Thấy được chính xác về kích thước, màu sắc hoặc sự vừa vặn của sản phẩm (11%)
- Dễ dàng nhìn thấy vật liệu làm nên sản phẩm (7%)
Ảnh hưởng do nội dung người dùng tạo ra có tác động mạnh mẽ và phổ biến nhất qua mạng xã hội. Facebook giữ vị trí dẫn đầu với 26.4% người được hỏi cho biết họ sử dụng mạng xã hội này để thu thập ảnh đánh giá của các khách hàng trước. Nối tiếp là Youtube, Instagram, Pinterest, Tik Tok, Snapchat và Twitter.
Bạn cũng có thể áp dụng các content đắt giá này khi xây dựng nội dung website của mình. Việc tạo điều kiện cho khách hàng để lại đánh giá kèm hình ảnh/video không chỉ thúc đẩy người dùng mới quyết định mua nhiều hơn và nhanh hơn mà nó còn hỗ trợ tăng thứ hạng xếp hạng SEO cho website của bạn.
Xem thêm: 10 Vấn đề cần cân nhắc khi thiết kế website thương mại điện tử
Tận dụng UGC để tối ưu SEO trên nội dung website
Chú ý đến Rich Snippet
Rich Snippet cho phép website hiển thị những đánh giá xã hội dưới dạng xếp hạng sao và gắn trực tiếp với kết quả tìm kiếm (không cần mất phí). Kết quả, nó khiến website trở nên nổi bật hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google, tăng CTR lên 20 – 30% trên các tìm kiếm không mất phí.
Để làm được điều này, bạn cần ít nhất một bài đánh giá khi xây dựng nội dung website sản phẩm. Quan trọng hơn, hãy thêm các hạng mục đánh dấu thích hợp trên trang để đảm bảo Goolge có thể lấy dữ liệu liên quan và hiển thị xếp hạng sao, chẳng hạn như:
- Giá bán
- Độ khả dụng
- Review từ khách hàng
- Bản đánh giá tổng hợp
Google Structured Data Testing Tool là công cụ nên sử dụng để đảm bảo URL của trang sản phẩm được đánh dấu chính xác.
Xây dựng 1 trang review riêng trên website
Theo báo cáo từ Google, trong 3 năm trở lại đây, lượng khách hàng tìm kiếm với từ khóa “sản phẩm tốt nhất”, “bài đánh giá về công ty”… đã tăng đến 80%. Điều đó cho thấy một sự thay đổi trong hành vi mua sắm của người tiêu dùng: họ muốn hiểu sản phẩm hơn từ những khách hàng cũ trước khi đưa ra quyết định.
Một trang review riêng sẽ giúp khách hàng giải quyết nhu cầu đó. Tất cả những đánh giá về sản phẩm, thương hiệu, dịch vụ,… đều được hiển thị trên một trang duy nhất. Google có thể chọn các trang này để hiển thị lên top đầu kết quả tìm kiếm nếu khách hàng của bạn search những key words như trên.
Khi đã có một trang review riêng, hãy tận dụng nó một cách triệt để. Bạn có thể viết nội dung website làm nổi bật điểm nhấn của sản phẩm hay điều hướng khách hàng về trang mua sắm. Ảnh tự chụp của khách hàng là cách tuyệt vời để vừa quảng bá sản phẩm, vừa “tôn vinh” khách hàng. Hoặc, doanh nghiệp có thể phát triển một cộng đồng những người đã sử dụng sản phẩm để thu hút khách hàng tiềm năng. Đây là cách mà nhiều thương hiệu đang tận dụng nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và điều hướng về các kênh thương mại điện tử của mình.
Xem thêm: 8 Tool hỗ trợ đắc lực cho các bài viết chuẩn SEO của bạn
Sản xuất đa dạng nội dung
Một yếu tố nữa cũng cần chú trọng là xuất bản những nội dung đa dạng và bài viết chuẩn SEO có giá trị. Hệ thống content này giữ vai trò then chốt trong việc giữ chân khách hàng trên web và cải thiện xếp hạng SEO. Để nội dung trở nên hấp dẫn hơn, hãy kết hợp đa dạng các hình thức trình bày, chẳng hạn văn bản, hình ảnh, infographic và video.
Đặc biệt, sự hiện diện của video trong nội dung giúp cải thiện đáng kể thứ hạng website. Chúng có khả năng “gửi tín hiệu” đến các công cụ tìm kiếm và thông báo rằng: website này có chứa những thông tin đa phương tiện phù hợp với truy xuất của người dùng.
Dự kiến trong tương lai gần, các công cụ tìm kiếm sẽ tiếp tục ưu tiên đưa những nội dung có bao gồm video lên hàng đầu.
Ứng dụng với Google Seller Ratings và Google Shopping
Với hệ thống nội dung đa dạng do người dùng tạo ra, bạn cũng có thể nâng cao hiệu quả của quảng cáo Google trả phí. Để làm được điều đó, Google Seller Ratings và Google Shopping là hai công cụ hữu ích nên sử dụng.
Để đủ điều kiện sử dụng Google Seller Ratings, bạn cần đáp ứng ngưỡng đánh giá của khách hàng và xếp hạng sao trung bình tối thiểu là 3.5.
Với Google Shopping, hãy đảm bảo website có ít nhất 50 nội dung website đánh giá trên tất cả các sản phẩm và 3 bài đánh giá về các sản phẩm bạn đang chạy quảng cáo. Đồng thời, danh mục sản phẩm tương quan với nguồn cấp dữ liệu Google cũng là điều phải chú ý.
Xem thêm: Bạn sẽ mất bao nhiêu để xây dựng một website trong năm 2021?
Trong xu thế tin tưởng vào nội dung do người dùng tạo ra, doanh nghiệp thương mại điện tử nên tận dụng dạng content này để xây dựng hệ thống nội dung website hấp dẫn, thuyết phục hơn. Đây là cách giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi hiệu quả. Bạn muốn tích hợp các nội dung này hoặc có kế hoạch SEO chiến lược? Hãy liên hệ ngay với CHILI!