Website bán hàng Load chậm sẽ làm mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đó cũng là lý do vì sao bạn không nên để xảy ra tình trạng này.

Website bán hàng
Tốc độ tải trang Website sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng

Tốc độ tải của trang Web chậm sẽ gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng. Từ đó làm suy giảm đáng kể tỷ lệ chuyển đổi cũng như thứ hạng của trang Web trên công cụ tìm kiếm. Hãy tìm hiểu các nguyên nhân khiến Website của bạn phản hồi chậm cùng một số công cụ hỗ trợ qua bài viết sau.

Website bán hàng mất quá lâu để Load là do đâu?

Dưới đây là 5 nguyên nhân chính gây ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ Website:

  • Do Hosting
  • Do hệ thống phân giải tên miền DNS
  • Sử dụng nhiều Theme nặng
  • Sử dụng quá nhiều Plugin không cần thiết
  • Không tạo Cache cho Website và tối ưu hóa tài nguyên dữ liệu

Do Hosting

Nếu bạn sử dụng Hosting với dung lượng thấp nhưng lại có quá nhiều người truy cập cùng một thời điểm. Hosting sẽ bị “quá tải” và khiến cho trang Web phản hồi chậm hơn. Để giải quyết trường hợp này rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với nhà cung cấp để nâng cấp dung lượng cho Website.

Top 5 công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ Website bán hàng miễn phí - 5
Nên chọn những đơn vị có uy tín và cam kết chất lượng dịch vụ

Ngoài ra, Website Load chậm rất có thể là do Hosting phía nhà cung cấp không được tối ưu và đảm bảo được chất lượng. Muốn cải thiện vấn đề này, bạn nên thay đổi nhà cung cấp. Hãy chọn những đơn vị có uy tín và cam kết chất lượng dịch vụ SLA.

Một nguyên nhân khác có thể kể đến là do đường truyền của Hosting, điều này thường xảy ra khi bạn sử dụng nhà cung cấp ở nước ngoài. Việc cáp biển thường xuyên bị đứt sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. Do vậy, dù chi phí có thể cao hơn, nhưng bạn nên sử dụng Hosting Việt Nam.

Do hệ thống phân giải tên miền DNS

Mỗi một DNS sẽ có tốc độ giải mã tên miền riêng biệt và khác nhau. Phụ thuộc vào DNS Server mà bạn đang sử dụng, nó sẽ cho tốc độ giải mã nhanh chậm khác nhau. Nếu muốn tốc độ tải trang của bạn được tối ưu, hãy chọn DNS chất lượng. Ngoài ra, đặt niềm tin vào một nhà cung cấp uy tín và chuyên nghiệp cũng sẽ giúp Website ổn định hơn.

Sử dụng nhiều Theme nặng

Hình thức của một Website bán hàng là rất quan trọng, bởi nó sẽ giúp bạn thu hút người truy cập và biến họ thành khách hàng của mình. Vì vậy nên một số trang Web thường sử dụng khá nhiều hiệu ứng với bố cục sắp xếp lạ mắt. Điều này dẫn đến việc trang Web phải chịu một “gánh nặng” dữ liệu nhất định. Đó cũng là lý do chính khiến Website của bạn tải chậm hơn.

Để tốc độ Load trang nhanh và hỗ trợ SEO nhiều hơn. Bạn hãy sử dụng bộ Theme gọn nhẹ, thân thiện và dễ thao tác.

Sử dụng quá nhiều Plugin không cần thiết

Với việc SEO Web, bạn sẽ cần một số Plugin để hỗ trợ. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến trang bạn tải cực chậm và khiến người dùng không còn kiên nhẫn để ở lại Website của bạn.

Vì thế, hãy kiểm tra lại trang Web của mình để xóa những Plugin không cần thiết. Việc này sẽ giúp tài nguyên Website nhẹ hơn. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các Plugin Free để làm mới Website của mình liên tục.

Tham khảo thêm: TOP 5 Plugin Hỗ Trợ tối ưu Website Chuẩn SEO tốt nhất 2020

Không tạo Cache cho Website và tối ưu hóa tài nguyên dữ liệu

Để hỗ trợ tăng tốc tải trang Website bán hàng, bạn nên tạo bộ nhớ đệm Cache cho Website. Nếu như bạn chưa thiết lập Cache dữ liệu,Web sẽ tải chậm hơn nhiều.

Top 5 công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ Website bán hàng miễn phí - 6
Tận dụng cache trình duyệt để tăng tốc độ Website

Vì vậy, hãy cài Cache cho trình duyệt Web và cả Server. Chúng sẽ giúp giảm số lần tải lại của một số tài nguyên như HTML, CSS, JS, Image,… Từ đó mà Host và CPU sẽ giảm nhẹ lượt truy vấn và tốc độ Load của Website được cải thiện. Ngoài ra, bạn có thể giảm kích thước hình ảnh hoặc nén lại để giảm dung lượng.

Tốc độ load Website chậm có gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng không?

Tốc độ tải trang rất quan trọng đối với công cụ tìm kiếm và cả khách hàng truy cập. Nếu như trang Web của bạn Load quá lâu hay thậm chí là không mở được. Chắc chắn bạn sẽ mất đi lượng lớn khách hàng tiềm năng. Không những vậy, họ sẽ không muốn trở lại Website của bạn một lần nào nữa.

Vì tốc độ Load Web sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng nên bạn hãy cố gắng tối ưu tốc độ tải trang nhé! Nó không những giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi mà còn giảm tỷ lệ thoát (Bounce Rate) rất hiệu quả.

5 công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ load Website bán hàng miễn phí

Những công cụ kiểm tra tốc độ load blog/ Website miễn phí tốt nhất hiện nay.

  • Google PageSpeed Insights
  • GTmetrix
  • Pingdom Tools
  • Dotcom – Monitor
  • Dareboost

Google PageSpeed Insights

Là công cụ do Google cung cấp nên Google PageSpeed Insights cho kết quả đáng tin cậy. Cụ thể, công vụ này sẽ cho bạn biết trang Web của mình đã tốt chưa và đưa ra các gợi ý phù hợp để bạn có thể khắc phục được tốc độ tải trang. Nếu bạn thấy công cụ cho điểm càng cao, chứng tỏ Website bán hàng của bạn càng tốt.

kiểm tra tốc độ Website bán hàng
Google Pagespeed Insights – công cụ phân tích tốc độ tải trang từ Google

GTmetrix

Đây là một công cụ giúp bạn phân tích chuyên sâu trang Web của mình. Ngoài ra, GTmetrix sẽ đưa ra gợi ý để giúp bạn khắc phục và giúp Website Load nhanh hơn.

Bạn có thể đo lường các chỉ số sau:

  • Page Speed Grade: Điểm tốc độ Load.
  • YSlow: Phương pháp giúp tăng tốc độ trang Web.
  • Tab Timeline: Hiển thị thời gian tải của tập tin.
  • Tab History: Bạn có thể thấy các thiết kế Website đã kiểm tra tốc độ trước đây.

Pingdom Tools

Tương tự như công cụ Google PageSpeed Insights, Pingdom Website sẽ cung cấp cho bạn một số điểm nhất định. Điểm càng cao chứng to tốc độ Web của bạn sẽ càng nhanh. Không chỉ có vậy, nó còn hiển thị số lượng Request gửi đến máy chủ và kích thước Website.

Top 5 công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ Website bán hàng miễn phí - 7
Pingdom Website giúp đánh giá tốc độ Load, lượng Request và kích thước Website

Một số thông tin bạn có thể tham khảo từ công cụ này:

  • Waterfall: Hiển thị thời gian tải và kích thước của tập tin.
  • Performance Grade: Liệt kê các yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu suất của trang Web.
  • Page Analysis: Bạn có thể thấy lỗi kết nối dữ liệu, lỗi máy chủ hoặc chuyển hướng tại Tab này.
  • History: Hiển thị lịch sử của những trang Web bạn đã từng kiểm tra trước đây.

Dotcom – Monitor

Với công cụ này, bạn có thể kiểm tra tốc độ Load của Website bán hàng ở nhiều quốc gia khác nhau. Không những kiểm tra được Performance mà còn Server Web hoặc xem Hosting của bạn có trong Blacklist Spam hay không.

Dareboost

DareBoost cung cấp cho bạn hơn 100 trạm kiểm soát sau khi đã phân tích xong Website. Đây là một công cụ mới và nó đánh giá thang điểm từ 1 đến 100. Bạn có thể dùng nó để kiểm tra trên giao diện di động, máy tính để bàn, trình duyệt Chrome, Firefox và năm địa điểm khác nhau.

Top 5 công cụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ Website bán hàng miễn phí - 8
DareBoost giúp đánh giá tốc độ tải trang và đưa ra khuyến nghị về SEO

Khi sử dụng công cụ DareBoost miễn phí, bạn có thể so sánh được với các Website khác nhau và xuất báo cáo dưới dạng PDF. Ngoài ra, bạn sẽ thấy được các khuyến nghị về khả năng tiếp cận, SEO,… thông quá báo cáo trên.

Kết luận

Nhìn chung thì tốc độ tải trang Web sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm người dùng và thứ hạng của mỗi Website. Để xem trang Web của mình đã được tối ưu về tốc độ Load trang hay chưa, hãy sử dụng các công cụ chúng tôi gợi ý nhé!

Một trong những yếu tố giúp tối ưu tốc độ tải trang là bạn cần phải thuê Hosting chất lượng và có dung lượng lớn. Không những vậy, bạn cũng cần một trang Web có giao diện tối ưu.

Nếu bạn có nhu cầu sở hữu một Website bán hàng vừa đẹp, bắt mắt để giúp khách hàng lưu lại lâu hơn lại vừa nhẹ nhàng để giảm tải trang We. Hãy liên hệ ngay với dịch vụ thiết kế Website chuyên nghiệp, chuẩn SEO tại CHILI. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được một Website chuẩn SEO, với giao diện tinh tế lại thu hút người dùng.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ