Dù bạn ở vai trò là nhân viên thiết kế giao diện website hay là doanh nghiệp cần thiết kế website, nắm vững các lý thuyết về màu sắc đều sẽ rất quan trọng để giúp website của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn, tăng độ nhận diện và xây dựng hệ thống màu sắc chuyên nghiệp.
Bài viết sau đây từ CHILI sẽ giải thích cho những điều cơ bản về lý thuyết màu sắc và cách vận dụng chúng vào trong thiết kế website.
Bài viết liên quan:
- 10 Mẹo cải thiện trải nghiệm người dùng trên website (Phần 1)
- 7 Xu hướng thiết kế giao diện website mới trong năm 2021
- Giao diện đa ngành – Thiết kế website tập trung vào mục tiêu chuyển đổi
Lý thuyết màu sắc là gì?
Nguồn gốc của lý thuyết màu sắc bắt nguồn từ những năm 1400, nơi các nguyên tắc của màu sắc được đề cập trong sổ tay của Leonardo Da Vinci. Tuy nhiên, bánh xe màu sắc (color wheel) lần đầu tiên được giới thiệu bởi Ngài Isaac Newton vào năm 1666.
Lý thuyết màu sắc có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và nó không chỉ dừng lại ở một vòng tròn màu. Lý thuyết về màu sắc đề cập đến các tiêu chuẩn và các khái niệm liên quan đến việc sử dụng màu sắc trong các loại hình thiết kế mỹ thuật, thiết kế đồ họa, thiết kế giao diện hay nghệ thuật nói chung.
Tại sao cần có lý thuyết màu sắc?
Lý do lớn nhất khiến doanh nghiệp phải sử dụng các màu sắc đồng nhất xuyên suốt tất cả các thiết kế là xây dựng tính nhất quán. Một ví dụ điển hình như Coca Cola, logo của họ có thể được nhìn thấy trong các sản phẩm và biển quảng cáo trên khắp thế giới nhưng màu sắc của chúng phải hoàn toàn giống nhau dù được hiển thị ở bất kì đâu.
Tính nhất quán này chỉ có thể được tạo ra với sự trợ giúp của lý thuyết màu sắc, nó giúp xác định màu sắc một cách phù hợp để giúp tạo ra các thiết kế đồng bộ và chính xác. Lý thuyết màu sắc cũng đóng vai trò quan trọng khi phối trộn màu. Nó cho phép bạn tạo ra màu sắc với độ tương phản, nhiệt độ và sắc thái phù hợp.
Bánh xe màu sắc (Color Wheel)
Cách nhanh nhất để hiểu về lý thuyết màu sắc là sử dụng bánh xe màu sắc. Đây chính là các nguyên tắc do lý thuyết màu sắc đặt ra.
Bánh xe màu sắc được sử dụng ngày nay là phiên bản nâng cấp của vòng tròn màu sắc do Ngài Isaac Newton tạo ra. Ba màu chính trên bánh xe màu sắc là vảng, đỏ và xanh dương. Các màu này được trộn lẫn và tạo ra các màu phụ (xanh lá, tím, cam) và tạo sự tương phản với nhau. Tiếp theo là phần còn lại của sáu màu thứ cấp được tạo ra từ sự kết hợp của các màu chính và phụ.
Bánh xe màu cũng có thể được chia thành 2 loại màu chính – màu nóng và màu lạnh. Hiểu được sự khác biệt giữa màu ấm và màu lạnh sẽ giúp bạn tạo ra các thiết kế phù hợp với thương hiệu và đối tượng mục tiêu của mình.
Các cách phối màu chính
Trên thực tế có nhiều hơn 4 cách phối màu, nhưng sẽ có 4 nguyên tắc phối màu cơ bản và hiệu quả nhất trong thiết kế. Đây là những cách phối màu chính mà bạn có thể sử dụng làm cơ sở khi thiết kế giao diện website và đồ hoạ kỹ thuật số.
Bổ sung (complementary)
Màu bổ sung là các màu chính đứng đối diện với nhau trên bánh xe màu. Bạn có thể tạo sắc thái mạnh mẽ cho thương hiệu bằng cách sử dụng bảng màu bổ sung.
Tương tự (analogous)
Phối màu theo kiểu tương tự là sử dụng các màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Kiểu phối màu này khá sinh động và phù hợp với các thương hiệu bình dân và phổ thông.
Đơn sắc (monochromatic)
Phối màu đơn sắc sử dụng các sắc thái khác nhau của một màu chính duy nhất. Đây là một trong những cách phối màu khó thực hiện nhất trong một thiết kế. Nhưng khi bạn tìm cách tạo ra một bảng phối màu đơn sắc, nó thường trông khá trang nhã.
Bộ ba (Tridiac)
Phối màu bộ ba bao gồm các màu đứng ở cùng một khoảng cách với nhau. Loại bảng màu này chủ yếu được sử dụng trong nghệ thuật và tranh hiện đại và ít khi được sử dụng trong các thiết kế đồ họa và thiết kế giao diện.
Đọc thêm: Giao diện đẹp – Những xu hướng màu sắc mới nhất
Tác động của màu sắc đến tâm lý
Bên cạnh giao diện đẹp và sự thu hút, màu sắc còn liên quan đến tâm lý học. Tâm lý học màu sắc cho rằng những màu cụ thể có khả năng gợi lên những cảm xúc khác nhau ở con người. Đó cũng là lý do tại sao chúng ta biết khi nào nên dừng và đi tiếp mà chỉ dựa vào đèn báo hiệu.
Tâm lý màu sắc cũng được sử dụng một cách khéo léo trong tiếp thị và thiết kế giao diện để thu hút sự chú ý và tăng trưởng về doanh thu. Màu sắc được sử dụng để tác động đến người dùng, giúp họ đưa ra quyết định nhanh hơn và cải thiện khả năng nhận diện thương hiệu.
Đây là lý do tại sao các thương hiệu như Dell và Facebook sử dụng màu xanh lam vì nó liên kết với sự tin cậy và đáng tin cậy trong khi các doanh nghiệp lớn như Google và Microsoft sử dụng logo nhiều màu vì nó liên kết với sự đa dạng.
Xem thêm: Điều khiển tâm lý khách hàng bằng màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong thiết kế giao diện bởi nó không chỉ quyết định tính thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng. CHILI hy vọng với bài viết vừa rồi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cách hoạt động của màu sắc và các áp dụng chúng khi thiết kế website.